Dẫn đầu xu hướng Marketing, truyền thông là điều mà bất kỳ Marketer nào cũng mong muốn. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này vì nó sẽ cho bạn biết những dự đoán về xu hướng truyền thông năm 2021!
2020 thực sự là một năm đầy sự biến động, thậm chí là hỗn loạn khi xã hội có những sự thay đổi lớn bởi dịch bệnh và thiên tai. Hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả truyền thông, đã phải “chuyển mình” để thích ứng với “trạng thái bình thường mới”. Và giờ đây, cũng đã gần kết thúc một trong những năm khó đoán nhất lịch sử, một số xu hướng truyền thông, tiếp thị mới đã bắt đầu xuất hiện. Để có một sự chuẩn bị tốt nhất, “lấy lại phong độ” trong năm 2021, hãy cùng Greenway Vietnam xem xét một vài dự đoán dưới đây, và trở thành người dẫn đầu “cuộc chơi marketing” đầy biến động này!
Nội dung do người dùng tạo ra
Đúng với tên gọi của nó, nội dung do người dùng tạo ra – (tiếng anh là User-Generated Content, thường viết tắt là UGC) là những bình luận, đánh giá, check-in địa điểm hoặc bài đăng do khách hàng tạo ra, chứ không phải thương hiệu.
Và đây được coi là một hình thức “tiếp thị truyền miệng” thời kỹ thuật số chân thực nhất, giúp các nhãn hàng gần gũi hơn với khách hàng của mình.
Một ví dụ để bạn dễ hiểu là cuộc thi White Cup của Starbuck. Khách hàng được yêu cầu vẽ lên cốc Starbuck của họ và đăng kèm bài viết lên Instagram hoặc Twitter. Bài viết dành được nhiều lượt yêu thích nhất sẽ giành chiến thằng và được chọn làm mẫu cho phiên bản hạn chế của cốc Starbuck.
Và chỉ trong vòng 3 tuần đã có tới 4.000 khách hàng tham gia nộp bài. Điều này cho thấy rằng, cuộc thi sáng tạo này đã giúp Starbuck nhận được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, thể hiện được sự trân trọng từ phía công ty với những đóng góp của khách hàng.
Vì sao Nội dung do người dùng tạo ra (UGC) sẽ trở thành xu hướng marketing mới trong tương lai?
Người dùng ngày càng khó tính và yêu cầu cao hơn với các thương hiệu hay nhãn hàng họ sử dụng. Do đó, 2021 chính là thời điểm hoàn hảo để UGC phát huy lợi thế, trở thành giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu và ghi điểm với khách hàng.
Năm 2016, sự xuất hiện của Influencer Marketing xuất hiện phổ biến, đã trở thành một tiền đề mạnh mẽ cho các nội dung do người dùng sáng tạo phát triển. Và thực tế cho thấy, hình thức này tạo nên sức ảnh hưởng vượt trội hơn hẳn các nội dung do thương hiệu tạo ra:
76% người dùng mạng xã hội cho rằng, nội dung do người dùng tạo ra đáng tin cậy hơn nội dung đến từ nhãn hiệu
86% giới trẻ nói rằng nội dung do người dùng tạo ra là một chỉ báo tốt về chất lượng thương hiệu
Những quảng cáo dựa trên các nội dung do người dùng tạo ra có tỉ lệ nhấp chuột cao hơn 4 lần và tỉ lệ cost-per-click (tỉ lệ số tiền bạn phải trả mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của mình) giảm 50% so với mức trung bình thông thường.
Video do người dùng tạo ra trên Youtube có lượt xem nhiều hơn gấp 10 lần so với nội dung do chính thương hiệu sản xuất.
Các trang web có nội dung nổi bật do người dùng tạo ra, tăng 20% lượng truy cập quay trở lại và tăng đến 90% thời gian trên trang.
(Thống kê do Cafeland.vn tổng hợp)
Như vậy, sử dụng Nội dung do người dùng tạo ra sẽ giúp thương hiệu:
- Tăng tính xác thực: Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chọn xem và tin tưởng nội dung do người tiêu dùng tạo ra gấp 2.4 lần so với những lời quảng cáo hoa mỹ đến từ khách hàng.
- Nhân bản hóa thương hiệu: Nội dung do người dùng tạo giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng thời tạo ra nhân bản hóa thương hiệu theo cách đơn giản nhưng vô cùng độc đáo, vừa nâng cáo giá trị sản phẩm, thương hiệu trên thị trường vừa thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chiến dịch của Nike khuyến khích khách hàng thực hiện cam kết cá nhân
- Địa điểm mua sắm thời đại mới – Nội dung có thể mua được: Các nội dung tùy chỉnh do người dùng tạo (bài đăng) được gắn thẻ với các sản phẩm cho phép khách hàng mua sản phẩm trực tiếp. Do đó, nội dung này “có-thể-mua-được” và cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm thú vị và hấp dẫn.
- Đầu tư ít hơn, ROI cao hơn: Nội dung do người dùng tạo không chỉ được áp dụng bởi các thương hiệu nhỏ mà còn được sử dụng bởi cả những tên tuổi lớn như Apple, Nike, Starbuck,…
Ví dụ như chiến dịch UGC của Doritos – #BurnSelfie, đã thu hút được sự chú ý của khách hàng ở Canada.
Thương hiệu này đã yêu cầu khách hàng người Canada đăng ảnh Selfie với cảm giác mạnh của họ khi đang ăn Doritos Roulette, hương vị mới nhất trong dòng sản phẩm của họ.
Chiến dịch đã mang lại một sức ảnh hưởng mạnh mẽ khi những người đăng hình ảnh và video của họ sử dụng Hashtag #BurnSelfie theo đúng nghĩa đen (tạm dịch là “Ghi lại khoảnh khắc tự sướng”)
Như vậy, UGC khiến doanh nghiệp tiết kiệm q chi phí rất lớn so với việc chi một khoản ngân sách lớn, vài trăm triệu đến vài tỉ hay vài chục tỉ cho quảng cáo truyền hình, OOH,…
- Truyền đại giá trị thương hiệu thông qua câu chuyện của khách hàng: Nhiều khách hàng chia sẻ hình ảnh, video, đánh giá,… trên phương tiện truyền thông xã hội để nói về trải nghiệm thực tế của họ (UGC) với các sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Điều này có nghĩa là, UGC đã truyền đạt các giá trị thương hiệu của bạn theo cách mà không nội dung quảng cáo nào khác có thể làm được, một cách tự nhiên, chân thành và trung thực.
Nội dung định hướng thương hiệu
Bên cạnh nội dung do người dùng sáng tạo thì những nội dung sáng tạo chất lượng của thương hiệu cũng được dự đoán có xu hướng gia tăng, thậm chí là tăng vọt trong năm 2021. Không chỉ bán hàng đơn thuần, các thương hiệu bắt đầu có xu hướng tạo ra những trải nghiệm độc đáo và khó quên cho khách hàng của họ. Và làm được điều này, bỏ xa các đối thủ đang có của thương hiệu, không phải là điều dễ dàng.
Nội dung định hướng thương hiệu hay Branded Content là loại nội dung có hình thức dưới dạng bài viết, video, podcast hoặc thậm chí các yếu tố trực tiếp mang lại giá trị có liên quan cho người tiêu dùng.
Ví dụ về branded content được Fanpage gắn thẻ (tag) Fanpage của thương hiệu trên bài viết. Bạn sẽ thấy dòng chữ “Paid Partnership” và tên Fanpage của thương hiệu trên bài viết.
Một Branded content tuyệt vời thường là những khái niệm độc đáo, mới mẻ, nội dung phù hợp với tính cách thương hiệu và có yếu tố kết nối khán giả, tập trung vào người dùng nhiều hơn.
Nielsen đã chỉ ra rằng, Branded content chiếm tới 86% định hướng thương hiệu, trong khi đó, đối với quảng cáo thông thường tỉ lệ này chỉ đạt 65%.
Trở lại vào tháng 7, Apple đã phát hành một video tường thuật chất lượng cao, mang tính giải trí có tên là “The whole working-from-home thing” (Tạm dịch là “Làm mọi thứ ngay tại nhà”) để quảng cáo cách sản phẩm của họ được sử dụng để giảm bớt căng thẳng khi làm việc tại nhà trong cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Estee Lauder thậm chí còn ra mắt một trò chơi điện tử tương tác trực tuyến có tên là “THE ANRACE” – một trò chơi tương lai, tập trung vào việc kiếm điểm năng lượng để quảng cáo kem Advanced Night Repair của họ.
https://www.instagram.com/p/CEFWEOonhNe/?utm_source=ig_embed&utm_campaign=embed_video_watch_again
Như vậy có thể thấy rằng, bất kể bạn chọn cách tiếp cận nào, thì nội dung có thương hiệu chất lượng cao đều được tạo ra với mục đích thu hút sự chú ý của khán giả và làm cho thương hiệu của bạn nổi bật.
Social Commerce – Thương mại xã hội
Có một thực tế không thể bàn cãi là mạng xã hội đang là nền tảng lớn nhất và có lợi nhất cho tiếp thị trực tuyến. Và với sự ra đời của tính năng Bán hàng trên Facebook, Instagram, Danh mục Quảng cáo và mua sắm trên Pinterest, thương mại xã hội sẽ trở thành một trong những xu hướng tiếp thị và thương mại điện tử lớn nhất trong năm tới.
Với 55% người mua sắm trực tuyết hiên nay, đang mua hàng qua các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram hoặc Pinterest và 71% người tiêu dùng chuyển sang truyền thông xã hội để lấy cảm hứng mua sắm, thì điều quan trọng hơn bao giờ hết là làm cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể mua sắm trên mạng xã hội. Đặc biệt là khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số để điều chỉnh với cuộc khủng hoảng COVID-19
Nắm bắt cơ hội đó, các bài post trên mạng xã hội đến từ cả thương hiệu lớn lẫn các doanh nghiệp nhỏ như Uniqlo, Ikea hay Melbourne – công ty về Socola – đều được chuyển đổi thành các bài viết thương mại, và người tiêu dùng có thể mua hàng ngay ở đó. Và điều này, chắc chắn sẽ trở thành xu hướng trong tương lai
Và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khách hàng có khả năng mua nhiều hơn khi họ được trải nghiệm mua sắm hợp lý. Và thương mại xã hội đã làm được điều này khi mang đến cho các thương hiệu cơ hội tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên nhiều nền tảng khác nhau, cho phép khách hàng mua sản phẩm ở mọi lúc, mọi nơi.
Rất nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển sang trực tuyến từ sau Đại dịch Covid-19 hoành hành, và có thể đây sẽ là một sự thay thế thú vị cho nhiều thương hiệu muốn kết nối với khách hàng.
Brand Activism – Hoạt động cộng đồng của thương hiệu
Với sự gia tăng của hoạt động chính trị đối với nhiều vấn đề xã hội và môi trường trên khắp thế giới, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta nhận thấy các hoạt động CSR – thể hiện trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp được gia tăng đáng kể.
Với nhiều phong trào đang đạt được đà phát triển mạnh mẽ vào năm 2020, các thương hiệu và doanh nghiệp đã bắt đầu có tiếng nói hơn khi tạo được niềm tin và giá trị với công chúng. Trên thế giới các tên tuổi lớn như Reebok, Nike, Netflix và nhiều tên tuổi khác đã ủng hộ phong trào Black Lives Matter vào năm 2020, thúc đẩy lập trường của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Điều này có thể coi như một sự tất yếu khi người tiêu dùng mong đợi nhiều hơn, các thương hiệu mà họ yêu thích có lập trường trong các vấn đề quan trọng.
Nostalgia Marketing – Tiếp thị hoài niệm
Trong thế giới, công nghệ phát triển với nhịp độ nhanh này, nhìn lại quá khứ có thể là một niềm an ủi đáng hoan nghênh đối với nhiều người. Trên thực tế, nỗi nhớ có sức mạnh đến nỗi nó thực sự được chứng minh khiến chúng ta sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hơn – và có vẻ như đây là một chiến lược tiếp thị khá hiệu quả và mới mẻ. Thay vì những điều mới mẻ, hay hot trend, tiếp thị hoài cổ thúc giục chúng ta tập trung vào những điều chúng ta đã biết và sử dụng sự quen thuộc của cái cũ để bán sự đổi mới của cái mới.
Hoài cổ mang lại hiệu quả cho hoạt động tiếp thị bởi nó có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần chúng ta. Nỗi nhớ mang lại cho chúng ta cảm giác ý nghĩa và xảy ra một cách liên tục, dẫn đến sự liên kết và hướng đến các hành vi. Nỗi nhớ cũng giúp giảm bớt cảm giác lo lắng và bất ổn mà tương lai mang lại, cho phép các cá nhân hiểu lại bản thân trong thế giới ngày nay, có được ý thức về mục đích và cách tiếp cận tương lai với một triển vọng đầy hy vọng.
Chiến dịch này không có gì là mới nhưng bắt đầu đầu quay trở lại và ảnh hưởng mạnh mẽ tới người dùng trong năm 2020. Bởi dịch bệnh khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà, xem lại những bộ phim yêu thích của họ.
Các thương hiệu muốn tận dụng tình yêu của chúng ta về những thứ hoài cổ trong hoạt động marketing của họ, cho dù đó là quảng cáo mang tính biểu tượng của Microsoft trong thập niên 90 vào năm 2013 (hay còn được gọi với phong cách retro) hoặc sự truy cập đột biến vào một loạt những bài hits của Super Bowl. Kết hợp những cảm giác mờ nhạt nhưng ấm áp này với một sản phẩm tuyệt vời, bạn có thể có một chiến dịch tiếp thị.
Going Live
Trong năm qua, video trực tiếp đã nhanh chóng trở thành một trong những nội dung phổ biến nhất trên mạng. Không chỉ là Instagram Live hay Facebook Live đang phát triển mạnh với ⅕ video trên Facebook được phát trực tiếp và 1 triệu người dùng Instagram xem video trực tiếp mỗi ngày – mà các nền tảng khác như Twitter, Youtube và gần đây nhất là Linkedln, đều đã nhảy vào xu hướng video trực tiếp này.
Chỉ riêng trong năm 2019, người dùng internet đã xem 1,1 tỷ giờ video trực tiếp. Và con số này chắc chắn sẽ tự tăng lên, cho thấy rằng, video tực tiếp đang trở thành “nhu cầu thiết yếu” cho nhiều ngành – đặc biệt là thời trang, âm nhạc và giải trí.
Ngoài những người có ảnh hưởng và các thương hiệu phát trực tiếp trên mạng xã hội – chẳng hạn như National Geographic và So Yummy – nhiều sự kiện ngoại tuyến điển hỉnh như lễ hội, trình diễn thời trang, hợp đồng biểu diễn và phòng trưng bày cũng đã sử dụng video trực tiếp. Các sự kiện lớn như Lễ hội Glastonbury và Tuần lễ thời trang Stockholm đã sử dụng hình thức này và cho phép khán giả của họ tham gia, cũng như trải nghiệm mọi hoạt động từ xa.
Đối với nhiều người và nhiều ngành, video trực tiếp là vị cứu tinh của năm 2020 do sự tiện lợi, tính tương đối và khả năng truy cập mà nó mang lại. Và chúng tôi chắc chắn rằng, xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục vào năm 2021.
“Mọi người đều thích video. Vào năm 2020, người tiêu dùng xem video nhiều hơn bao giờ hết và giờ đây, tất cả đều sắp phát trực tiếp. Từ Facebook Live, đến TikTok, Instagram Live, Instagram Reels, nó đang được chứng minh là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của mọi người”
Mọi người dành thời gian xem video trực tiếp lâu hơn gấp 3 lần so với nội dung được quay trước. Nó dường như khiến khán giả cảm thấy được tham gia nhiều hơn – như thể họ có thể ảnh hưởng hoặc là một phần của hành động thay vì xem nó một cách thụ động.
Và trong thời điểm chúng ta bị bao quanh bởi nội dung, việc xem trực tiếp nội dung nào đó khiến bạn có vẻ như là người đầu tiên phát hiện ra. Điều này khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ, nếu nó không phải là live thì nó có thực sự xảy ra không?
=>>>> Xem thêm: Truyền thông Tết 2021 – Tìm điểm sáng khai thác Insight khách hàng