Viral video ngày càng được sử dụng rộng rãi như một công cụ marketing có sức mạnh với mục đích lan tỏa thương hiệu. Tại sao thương hiệu lại chọn sử dụng viral video thay vì các hình thức truyền thông khác?
Viral video có những lợi thế nổi bật khi so sánh với các hình thức khác. Khi xác định lựa chọn hình thức viral video cho chiến dịch truyền thông của mình, các thương hiệu hẳn đã cân nhắc các yếu tố sau:
♦ KÊNH PHÁT HÀNH
Các video dạng này được phát hành trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, và Youtube… Viral video thuận tiện để xem trên môi trường máy tính và điện thoại, tạo điều kiện để chia sẻ và lan tỏa một cách dễ dàng.
♦ CHI PHÍ
Chi phí để làm phim viral rất khác nhau tùy thuộc vào kịch bản, nội dung, sự xuất hiện của người nổi tiếng, cũng như nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí để sản xuất một video dạng viral thường thấp hơn chi phí sản xuất TVC. Ngoài ra, chi phí phát hành viral video trên các kênh social media cũng thấp hơn đáng kể so với ngân sách để phát hành phim quảng cáo truyền hình.
♦ ĐỘ LAN TỎA
Độ lan tỏa chính là đặc điểm nổi bật nhất của video dạng viral. Video có thể viral là do nội dung video: gây ra cảm xúc hài hước, đồng cảm, cảm động, hoặc tức giận, để người xem muốn chia sẻ. Lượt share và view chính là những con số trực quan nhất để đo lường độ lan tỏa của một viral video. Thế nhưng để xác định viral video đó có thật sự hiệu quả không thì cần nhiều hơn thế.
Theo bà Kim Larson, người có kinh nghiệm làm việc với hàng trăm thương hiệu mỗi năm ở vai trò Giám đốc Toàn cầu của Google BrandLab, lượt view có thể là 1 trong những tiêu chí trong bảng điểm đánh giá mức độ thành công, nhưng không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để theo dõi tiến trình đạt đến mục tiêu của thương hiệu. Thay vào đó, thương hiệu cần tâp trung tới việc đặt ra KPIs đúng với mục tiêu của thương hiệu. Điều này có nghĩa là các marketers cần trả lời các câu hỏi về mục đích của video, đặt ra các KPIs về mục đích đó và phương pháp đo lường các KPIs đó.
Tại Việt Nam, một số viral video chiến dịch trong một thời gian ngắn nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào lãng quên. Người xem viral video sau đó không thể nhớ được tên thương hiệu, hoặc sản phẩm muốn được quảng cáo là gì mà chỉ nhớ các chi tiết gây chú ý trong phim. Một số video có lượt xem lớn nhưng không thực sự tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Trong một số trường hợp, viral video có nội dung không phù hợp, phản cảm gây nên hiệu quả ngược từ phía người xem, ảnh hưởng xấu tới thương hiệu.
Để phòng tránh rủi ro cũng như đảm bảo một chiến dịch viral video hiệu quả, marketers cần phải xác định mục tiêu của viral video qua những câu hỏi sau:
• Mục tiêu marketing của chiến dịch là gì?
Mục tiêu chính của chiến dịch có thể là Tăng mức độ Xem xét sử dụng sản phẩm, hoặc Quyết địch mua hàng, hay Thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu (từ Không biết thành biết, Không thích sang Yêu thích…).
• Các KPIs cụ thể của mục tiêu marketing là gì?
Xác định cụ thể các KPIs trước chiến dịch sẽ giúp đơn vị thực thi đi đúng hướng trong quá trình triển khai cả về mặt nội dung lẫn các kênh phát hành.
• Công cụ để đo lường KPIs của bạn là gì?
Chiến dịch có thể được đo lường bằng các công cụ như YouTube Analytics, Google Analytics, Facebook Analytics. Ngoài ra có thể sử dụng các dịch vụ Social Listening để đo hiệu quả.
• Làm thế nào để tối ưu mức độ gắn kết?
Trong giai đoạn 1 của chiến dịch, phim viral có thể được lan tỏa tới số đông, và trong giai đoạn 2, có thể retarget tập trung vào những nhóm đối tượng cụ thể sát với khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Như vậy có thể tiết kiệm chi phí và tăng độ gắn kết với người có nhu cầu thực sự.
Như vậy, bằng các xác định ràng các mục tiêu chiến dịch ngay từ đầu, chiến dịch viral video của thương hiệu sẽ có hiệu quả tốt hơn, và quan trọng hơn là tránh khỏi các rủi ro về khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội.
XEM THÊM:
https://greenway.com.vn/music-marketing-5-ly-su-dung-nhac-trong-tvc-quang-cao/