Bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 1/ 2020, cho tới nay Covid-19 hay Sars-Covid-2 đã trở thành bệnh dịch nguy hiểm được cảnh báo toàn cầu. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị nhiễm, người tiếp xúc với người bị nhiễm mà nó còn gây ra một sự thay đổi lớn về hành vi người tiêu dùng.
1. Diễn biến tâm lý của người dân trong dịch Covid-19
Khi bắt đầu có ca nhiễm tại Việt Nam, người dân có tâm lý hoang mang lo lắng dẫn đến hành vi tích trữ phòng ngừa nhất là khi có tin 3 người VN nhiễm Covid- 19. Sau đó, khi liên tiếp có thông tin 3 bệnh nhân được xuất viện trong 3 ngày, tâm lý người dân ổn định hơn, bắt đầu có hành vi giải cứu hỗ trợ (Thanh Long, Tôm Hùm). Tuy nhiên, tâm lý người dân sẽ rất dễ thay đổi với những thông tin mới nhất (ổ dịch tại Hàn Quốc, Nhật Bản, các ca tái nhiễm tại Trung Quốc).
– 95%: người tiêu dùng lo sợ nhưng không nghĩ dịch sẽ bùng phát mạnh;
– 2-3 tháng: khoảng thời gian người dân nghĩ dịch sẽ diễn ra.
2. Ứng biến của các nhà bán lể và hướng giải quyết truyền thông chủ yếu
Covid-19 sẽ là cơ hội cho các Nhà Bán Lẻ đánh giá lại tốc độ cung ứng và ứng biến với tâm lý thị trường cũng như mô hình O2O. Việc Covid-19 kéo dài có thể thúc đẩy thói quen mua hàng online của người dân.
Tích trữ phòng ngừa:
• Dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm hằng ngày & hàng phòng vệ khẩn cấp;
• Ổn định giá cả;
• Khuyến khích bao bì lớn;
• Ngăn ngừa trục lợi.
Tương trợ giải cứu:
• Chiến dịch giải cứu Nông Sản;
• Xây dựng hình ảnh có trách nhiệm.
Tránh tụ tập đông người:
• Bán hàng online;
• Giao hàng tận nhà;
• Online entertainment.
Tâm lý Truyền thông:
• Tăng digital marketing, cắt giảm OOH;
• Thông điệp đơn giản, minh bạch, hướng về cộng đồng;
• 65% theo dõi tin tức nhiều lần trong ngày (Mạng Xã Hội, Bộ Y Tế, TV).
3. Covid-19 làm thay đổi hoạt động của người dân rất nhiều, đặc biệt là trong du lịch, học hành, giải trí và thu nhập
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng khách hàng và khả năng chi tiêu trong tương lại. NBL nên chuẩn bị sẵn các chương trình kích cầu khi dịch bắt đầu ổn định.
– Du lịch, học hành, giải trí là 03 hoạt động được cho là bị ảnh hưởng nhiều nhất với mức độ ảnh hưởng mạnh lần lượt là 36%, 29%, 22%;
– Với 47% những thói quen ăn uống có thể bị ảnh hưởng khá đáng kể, do vậy có thể thấy hành vi người tiêu dùng chuyển về các kênh digital tăng mạnh và dĩ nhiên các hoạt động online sẽ không bị ảnh hưởng nhiều với chỉ số không ảnh hưởng là 83%;
– Các giải pháp “Remote work” gần đây cũng được đề cập đến khá nhiều vì theo khảo sát có đến 53% mức độ ảnh hưởng đến hoạt động làm việc thường ngày và các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang những cách làm việc tại nhà.
4. Người dân hạn chế ra ngoài tụ tập ăn uống, chủ động tích trữ thực phẩm, gọi đồ ăn và giải trí tại nhà/ Online
Sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng cũng được thể hiện rõ rệt.
– Với 83% các hoạt động ăn uống bên ngoài đang dần ít đi, trong bối cảnh dịch bệnh đang có dấu hiệu bất ổn như hiện nay và những quyết định cách ly khiến cho tâm lý khách hàng an toàn là trên hết. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp F&B trong giai đoạn này;
– Các hoạt động mua sắm cũng giảm mạnh, có thể thấy sự vắng vẻ ở trong các trung tâm thương mại. Có để 65% người dùng trả lời sẽ dùng mua sắm ít hơn trong mùa dịch;
– Dự trữ thực phẩm là hoạt động lại tăng mạnh trong giai đoạn này với 44% người dùng sẽ tích trữ thực phẩm mặc dù đã có những khuyến cáo người dân của nhà nước;
– TV trở thành kênh truyền thông được theo dõi. Những tin tức hằng ngày được cập nhật qua các kênh, mong muốn tìm những nguồn thông tin chính thống thì TV là một trong những kênh được gia tăng sự quan tâm với 42%.
5. Người dân hạn chế mua sắm tại siêu thị, chợ và tạp hóa. Online là kênh được lựa chọn thay thế
Những kênh Small Format, Tạp hóa hiện đại cần tận dụng lượng cửa hàng nhiều & rộng khắp kết hợp cùng dịch vụ giao hàng, chú trọng vào các mặt hàng nhu yếu phẩm.
6. Việc tiêu thụ các sản phẩm thông thường
Hạn chế đi chợ/ siêu thị/ hàng quán nên việc tiêu thụ các sản phẩm tươi sống, bia/ nước giải khát giảm trong khi thực phẩm đóng gói, vệ sinh cơ thể/ nhà cửa sẽ tăngNhu cầu cho thực phẩm tươi sống lớn, NBL có thể sử dụng hệ thống cửa hàng (gồm tất cả các chuỗi) để tiếp cận các khu dân cư và đưa sản phẩm đến tận nhà.
– Bia giảm mạnh với 49% người dùng ít mua sản phẩm hơn, theo sau là hải sản tươi và rau củ với lần lượt là 40% và 37%;
– Các sản phẩm nhu yếu phẩm cho nhà cửa tăng mạnh với 67% số người cho rằng họ sẽ mua nhiều hơn;
7. Covid-19: Ngành hàng FMCG nào được tích trữ
Tốc độ tăng trưởng về giá trị của các ngành hàng trong dịch Covid-19
Chăm sóc vệ sinh cá nhân:
• Nước súc miệng: +78%;
• Chăm sóc cơ thể (Xà phòng + Sữa tắm + Nước rửa tay): +45%;
• Khăn giấy: +35%.Thực phẩm ăn liền• Sợi ăn liền: +67%;
• Thực phẩm đông lạnh: +40%;
• Xúc xích tiệt trùng: +19%.
8. Chuẩn bị cho phục hồi sau dịch
Nhà bán lẻ cần theo sát diễn biến và chủ động cho việc cung ứng hàng hóa sau dịch. Cần theo dõi hành vi mua sắm online còn duy trì sau mùa dịch.
3 Xu Hướng Phục Hồi Điển Hình:
– Tăng nhanh Ổn định nhanh với các sản phẩm nhu yếu phẩm hàng ngày (thực phẩm tươi sống, sản phẩm cho bé, mì gói);
– Tăng nhanh Giảm Nhanh với các sản phẩm phòng vệ khẩn cấp (khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn);
– Suy giảm rồi hồi phục với các sản phẩm ít thiết yếu (giải trí, quần áo, thời trang, mỹ phẩm).
Nguồn: Nielsen Vietnam
Xem thêm: Vì sao nên lựa chọn iTVC để quảng bá hình ảnh thương hiệu