8 bước quan trọng cho một chiến dịch quảng cáo thành công 2020

8 bước quan trọng cho một chiến dịch quảng cáo thành công 2020

Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong kế hoạch xây dựng và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Để thương hiệu, doanh nghiệp được nhiều người biết đến, các marketer cần tập trung, đầu tư thực hiện các hoạt động quảng cáo. Cùng Greenway tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm được 8 bước quan trọng cho một chiến dịch quảng cáo thành công 2020!

Chiến dịch quảng cáo là gì?

Chiến dịch quảng cáo là chuỗi các hoạt động truyền thông, marketing của thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó trong kế hoạch đã đặt ra.

=>>> Tham khảo: Điểm lại Top 10 chiến dịch thương hiệu nổi bật nhất trên mạng xã hội mùa Tết 2019

8 bước thực hiện chiến dịch quảng cáo

1. Xác định mục đích, mục tiêu chiến dịch

Để bắt đầu xây dựng một chiến dịch quảng cáo, điều đầu tiên cần thực hiện đó là xác định mục đích của chiến dịch. Thông thường, một chiến dịch quảng cáo nên tập trung vào một mục đích nhất định. Chẳng hạn như mục đích về doanh số, mục đích về nhận diện thương hiệu hay mục đích về tăng lượt tương tác với khách hàng.

Ví dụ: TH True Milk đã thực hiện Video quảng cáo với mục đích ra mắt sản phẩm mới với người tiêu dùng. Từ đó, hỗ trợ các hoạt động sale, gia tăng doanh số.

Từ một mục đích chính chiến lược sẽ vạch ra những mục tiêu để đạt được mục đích. Cụ thể: muốn tăng doanh số thì mục tiêu đề ra đó là: tăng lượng khách hàng, tăng độ tin cậy với khách hàng,… Mục đích, mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì việc xây dựng chiến lược thực hiện càng thực tế và hiệu quả bấy nhiêu.

2. Xác định thị trường mục tiêu

Khảo sát về thị trường, đối thủ, khách hàng sẽ giúp người làm quảng cáo có cái nhìn sâu sắc hơn khi lên chiến lược truyền thông cho sản phẩm. Khi đó, chúng ta mới biết thị trường sản phẩm đó có tiềm năng hay không, đối thủ đã và đang thực hiện chiến lược gì? Khách hàng mục tiêu nhắm đến là ai? Thái độ của họ về sản phẩm, dịch vụ đó như thế nào? Lý do vì sao họ lựa chọn hoặc không lựa chọn sản phẩm,…

Tất cả những nghiên cứu cần phải thống kê có số liệu cụ thể, xác thực nhất, phải rút ra kết luận rằng: “Chiến lược quảng cáo phải làm gì để đánh đúng và thị trường và công chúng mục tiêu?”

Ví dụ về hoạt động giải trí của người tiêu dùng do FTA Research & Consultant nghiên cứu.

3. Xác định USP của sản phẩm

Theo tâm lý chung của mọi khách hàng, khi mua sản phẩm họ sẽ thường đặt ra câu hỏi: “Sản phẩm này có gì tốt? Nếu mua sản phẩm họ sẽ được gì?” Rộng hơn nữa họ sẽ có sự so sánh giữa sản phẩm của thương hiệu này với thương hiệu khác.

Video sưu tầm từ internet – Thuộc bản quyền của Seventh Generation

Ví dụ như Seventh Generation đã rất khôn ngoan khi sử dụng USP 97% làm từ thành phần thực vật để làm yếu tố truyền thông cho sản phẩm mới, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.

USP ( Unique Selling Point) là thuật ngữ trong quảng cáo dùng để chỉ một ưu điểm nổi bật của sản phẩm/ thương hiệu khác với đối thủ cạnh tranh. Các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất thường tập trung vào USP của sản phẩm giúp khách hàng ghi nhớ khắc sâu và ấn tượng về sản phẩm.

4. Xây dựng chiến lược sáng tạo

Sau quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ bắt tay vào công đoạn xây dựng chiến lược. Hay nói cách khác đó là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Phải làm thế nào?”

Quá trình sáng tạo quảng cáo thông thường sẽ thông qua các công đoạn: dựa trên insight khách hàng đưa ra ý tưởng, ý tưởng lớn, xây dựng concept cho toàn chiến dịch.

Lưu ý: ý tưởng cần dễ dàng thực thi, dễ đọc, dễ hiểu. 

5. Xem xét ngân sách

Trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, người làm quảng cáo cần thận trọng xem xét ngân sách, Từ đó mới có thể quyết định sử dụng các phương pháp thể hiện quảng cáo phù hợp với ngân sách đang có. Sự xem xét chu toàn về ngân sách sẽ giúp chiến dịch được thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ và trong tầm kiểm soát.

6. Lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp

Hình ảnh, thông điệp quảng cáo thể truyền tải qua những phương tiện truyền thông như : tivi, báo giấy,báo điện tử, radio, banner hay truyền miệng… 

Một số lưu ý để lựa chọn phương tiện quảng cáo hiệu quả trong chiến dịch:

  • Cần tìm hiểu đối tượng mục tiêu thường tiếp cận và quan tâm đến quảng cáo trên các kênh nào? Ví dụ đối với những người độ tuổi từ 40-50 họ sẽ có xu hướng xem TV, các kênh truyền hình. Thế hệ Y, Z thì có xu hướng sử dụng mạng xã hội cao.
  • Sản phẩm, thương hiệu truyền thông phù hợp với kênh nào?
  • Ngân sách đưa ra có thể thực hiện ở kênh nào?

7. Thực hiện chiến dịch quảng cáo

Sau khi hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị, bắt đầu thực hiện chiến dịch quảng cáo theo kế hoạch. Đặc biệt cần luôn luôn quan tâm nắm bắt tình hình về thái độ của khách hàng khi tiếp nhận quảng cáo. Từ đó, có sự điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

8. Rà soát và đánh giá chất lượng

Để đánh giá đúng chất lượng của một chiến dịch quảng cáo, cần mất thời gian 6 tháng. Trong 6 tháng đó, rà soát và xem xét những phản hồi từ phía khách hàng, thống kê các số liệu về doanh thu. Từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho những hoạt động  tiếp theo.

Một số chiến lược giúp chiến dịch quảng cáo có hiệu quả cao

Sử dụng TVC quảng cáo online

TVC hiện nay được coi như là một thứ vũ khí lan truyền hết sức hiệu quả để tấn công đến khách hàng trong các chiến dịch quảng cáo. Đối với mỗi mục đích chiến dịch tương ứng với loại TVC khác nhau. Ví dụ: TVC quảng cáo truyền hình, iTVC, Bumper ads, video animation,….

=>>>> Tham khảo: Dịch vụ quay TVC chuyên nghiệp Greenway Production

Sử dụng KOLs/Influencer 

Sử hình Kols hay influencer cũng đang là một trong những xu hướng truyền thông hiệu quả. Ứng với từng mục tiêu hoặc từng đối tượng khách hàng nhắm đến sẽ có một nhóm các KOLs/Influencer phù hợp. 

Hiện nay, có rất nhiều công cụ giúp các marketer có thể tìm được Influencer phù hợp nhất đối với chiến dịch của mình. Ví dụ : thông qua các platform được tối ưu hiện nay như 7Saturday.com bằng cách miêu tả của bạn về khách hàng hoặc Influencer bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, khu vực,…

Trên đây là những chia sẻ về 8 bước quan trọng cho một chiến dịch quảng cáo thành công 2020. Hy vọng chúng tôi đã mang lại những thông tin bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn cùng doanh nghiệp thực hiện tốt những kế hoạch truyền thông – quảng cáo đã đề ra. Cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo!

Phương Phương – Greenway

Translate »