Khoa học tâm lý đằng sau những viral video

Khoa học tâm lý đằng sau những viral video

Những video và ảnh chế liên tục xuất hiện trên New Feeds của bạn không phải là ngẫu nhiên. Thực ra có 6 nguyên tắc chi phối sự lan truyền của chúng.

Kể từ khi tác giả Malcolm Gladwell ra mắt cuốn Điểm bùng phát, các nhà tâm lý học đã ra sức nghiên cứu bản chất của viral- sự lan truyền. Theo giáo sư marketing Jonah Berger của đại học Wharton, thì STEPPS là câu trả lời.

STEPPS là gì?

Sự công nhận xã hội (Social Currency)

Chúng ta đăng và chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội để những người khác nhận thức về chúng ta theo một cách nhất định. Vì chúng ta rất quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình, và điều đó ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta trên mạng. Để thể hiện cá tính hay sự hiểu biết của mình, chúng ra chia sẻ những nội dung phổ biến và thêm thắt vào đó những quan điểm, nhận xét của chính chúng ta.

Yếu tố kích hoạt (Triggers)

Sự công nhận xã hội là động cơ khiến mọi người chia sẻ thông tin, nhưng các yếu tố kích hoạt (Triggers) mới làm người ta tiếp tục bàn tán. Các yếu tố kích hoạt là sự nhắc nhở gợi liên tưởng đến thông tin.

Một ví dụ là bài hát Friday của Rebecca Black. Đây là bài hát lan truyền nhất trong năm 2011, nhưng tất cả mọi người đều ghét nó. Thế nhưng làm sao bài hát này có thể đạt được 300 triệu lượt xem? Nếu nhìn vào lịch sử truy cập, bạn có thể nhận ra ngay quy luật, lượt truy cập tăng vọt vào mỗi thứ Sáu.

Thứ 6 chính là tác nhân khiến hầu hết mọi người nghĩ đến và chia sẻ bài hát kỳ cục này hàng tuần.

Source: Jonah Berger

Cảm xúc (Emotion)

Trong nghiên cứu của mình, Berger nhấn mạnh rằng khi chúng ta quan tâm, chúng ta sẽ chia sẻ. Con người là những động vật có bản chất xã hội. Chúng ta thích chia sẻ quan điểm với người khác và mong muốn được chấp nhận. Vì thế khi chúng ta bắt gặp một thứ gì đó vui nhộn, hữu ích hay tuyệt vời, chúng ta muốn kể với tất cả mọi người. Cảm xúc là nguyên nhân đằng sau mỗi video lan truyền trên Facebook. Đặc biệt những video liên quan đến những người tốt bụng hoặc người vô gia cư. Nó làm người xem cảm động, làm họ khóc và tạo cảm xúc tốt sau khi xem. Một khi người xem đã bị xúc động thì họ sẽ chia sẻ.

 video lan truyền

Công khai (Public)

Thứ gì càng công khai hay trở nên phổ biến thì mọi người càng bị thu hút. Hiện tượng này gọi là “bằng chứng xã hội”. Ví dụ, nếu bạn không biết nên nghĩ thế nào về một phát biểu gây tranh cãi, và sau đó đọc hàng loạt các bình luận phản đối (hoặc ủng hộ) thì cuối cùng bạn sẽ xuôi theo quan điểm đa số đó.

Giá trị thực tiễn (Practical Value)

Những thông tin hữu ích rõ ràng được chia sẻ nhiều hơn. Con người thích chia sẻ những điều thực tế, đơn giản vì nó hữu ích cho gia đình và bạn bè của họ.

Ví dụ như các video Tasty của Buzzfeed. Những video này có thời lượng vừa đủ để không lãng phí thời gian quý báu của người xem, mà lại cung cấp những công thức nấu ăn vừa dễ làm vừa tiết kiệm.

video lan truyền

Câu chuyện (Stories)

Khoa học đã chứng minh rằng một cách để não bộ con người tập trung là bằng các câu chuyện. Bộ não giữ những sự xao nhãng bên ngoài câu chuyện. Con người bị cuốn hút bởi những câu chuyện hấp dẫn và chia sẻ chúng vì những lý do kể trên:

►Sự công nhận xã hội

►Cảm xúc mạnh mẽ

►Giá trị thực tiễn

Theo cách nói của Jonah Berger “Sự lan truyền không tự nhiên sinh ra mà được tạo thành”.

 

 

Translate »