Ngày nay, video đã trở nên vô cùng phổ biến với người dùng. Trên thực tế, khi tìm hiểu về thương hiệu, có tới 79% người dùng muốn xem video hơn là đọc văn bản nhàm chán. Do đó, video có vai trò tạo ra sự ấn tượng đầu tiên cho khách hàng.
Bởi “Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời”
Dưới đây là 5 lỗi mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi làm TVC, phim quảng cáo. Hãy cùng xem đó là gì và khắc phục nó ra sao để tạo nên hiệu quả tối đa nhé!
1. “Tham” về thời lượng video
Rất nhiều doanh nghiệp mắc lỗi này, họ tham trong việc đưa quá nhiều nội dung, thông điệp vào một đoạn phim. Và đó chính là lý do mà video thường bị lan man và dài về thời lượng. Tuy nhiên, khách hàng lại chỉ quyết định xem tiếp video của bạn hay không ở 5s đầu tiên. Vì thế mà, thay vì kéo dài thời lượng và đưa quá nhiều thông tin vào phim, hãy làm cho nó trở nên ấn tượng ngay từ đầu.
Video này đã tạo nên hiệu quả bởi nó ngay lập tức thấu hiểu khán giả với một câu chuyện, mà không gây cảm giác “ngộp” thông tin. Video sử dụng người thực và nội dung kích thích tư duy, kích hoạt cảm xúc mà mọi người đều cảm thấy ở một thời điểm nào đó. Điều này đã làm cho video trở nên hấp dẫn.
2. Hiểu sai về quy trình tiếp cận khách hàng qua video
Thông thường khách hàng sẽ thường trải qua 3 giai đoạn khi tiếp nhận một quảng cáo nào đó là nhận thức, cân nhắc và quyết định. Và video là một công cụ tuyệt vời để thu hút mọi người ở giai đoạn nhận thức, thuyết phục ở giai đoạn xem xét và bán hàng ở giai đoạn quyết định.
Nhưng rất khó để có thể tạo ra một video có thể đạt được mục đích cho cả 3 giai đoạn này cùng một lúc. Do vậy, mỗi loại video sẽ chỉ nên hướng đến một giai đoạn của người mua.
* Nhận thức:
Khi khách hàng mới biết đến thương hiệu của bạn, họ sẽ tìm kiếm những điều cơ bản về thương hiệu. Do đó, ở giai đoạn này, bạn nên tạo các video ngắn, hấp dẫn mà bạn có thể sử dụng trên các nền tảng truyền thông xã hội, nơi mà người dùng thường dành nhiều thời gian trực tuyến nhất.
Dưới đây là một ví dụ về video dạng này từ thương hiệu trang điểm:
Video này mang lại hiệu quả vì nó ngắn và đơn giản. Gần một nửa video là giới thiệu sản phẩm và nửa còn lại chính là logo thương hiệu. Đây chính xác là những gì bạn nên làm để thu hút khách hàng mới biết về mình.
* Cân nhắc
Sau khi mọi người biết về bạn, họ sẽ xem xét việc sử dụng sản phẩm của bạn hay là không. Và lời gợi ý tốt nhất cho bạn ở giai đoạn này chính là những video giải thích rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, giải đáp mọi thắc mắc và vấn đề mà khách hàng còn băn khoăn.
Các video này nên sử dụng cho các hạng mục truyền thông trên website sẽ mang lại hiệu quả hơn cả.
Dưới đây là một ví dụ từ phần mềm quảng cáo kỹ thuật số Balihoo:
Video này hiệu quả bởi nó nói trực tiếp các vấn đề kèm theo hình minh họa theo phong cách đơn giản và dễ làm, thể hiện một cách chính xác các sản phẩm sẽ mang lại lợi ích và giải quyết vấn đề gì cho người dùng khi sử dụng.
* Quyết định
Đây chính là mục tiêu cuối cùng mà ta hướng đến khi tạo ra các video – khách hàng ra quyết định. Video có thể là một công cụ thực sự mạnh mẽ trong việc thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. Ở giai đoạn này, để đảm bảo hiệu quả như mong đợi, chúng ta nên sử dụng các video giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các video như thế này cần phải có trên trang sản phẩm và được đặt lý tưởng ngay bên cạnh nút “thêm vào giỏ hàng” và chúng sẽ làm nổi bật các lợi ích về sản phẩm dịch vụ mà bạn đang bán.
Dưới đây là một ví dụ từ cửa hàng điện tử ao.com:
Các video về sản phẩm như thế này sẽ giúp khách hàng tiếp cận gần nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, như một dạng “thử dùng sản phẩm trước khi mua”
Và một giai đoạn mà tôi chưa đề cập ở trên, nhưng tôi nghĩ nó cực kỳ quan trọng, đó là làm cho khách hàng phấn khích sau khi mua sản phẩm của bạn. Bạn không nên làm việc chăm chỉ để biến họ thành khách hàng của mình, sau đó lại làm họ rời xa. Bạn cần có một chiến dịch chăm sóc họ sau đó để giữ chân khách hàng của bạn, cũng như thúc đẩy họ chia sẻ sản phẩm của bạn cho bạn bè họ. Bằng cách này, bạn không những tạo ra những khách hàng trung thành mà bạn còn có thể lôi kéo thêm những khách hàng tiềm năng mới. Ở giai đoạn này chúng tôi khuyên bạn nên làm các video có thông điệp ý nghĩa và ấn tượng, khiến cho người xem, đặc biệt là khách hàng của bạn muốn chia sẻ nó, lan truyền nó. Các bạn có thể làm dạng video viral, tvc,…
Đây là một ví dụ thú vị từ công ty quà tặng trực tuyến Redbubble
3. Không tối ưu hóa trang đích của mình
Tối ưu hóa trang đích có thể mang đến tỷ lệ chuyển đổi lên tới 80%. Tuy nhiên, cần sử dụng trang đích đúng cách để nó thực sự hiệu quả như mong đợi. Một số lời khuyên dành cho bạn để tham khảo trong quá trình tối ưu hóa trang đích của mình:
– Đặt video của bạn ở phần đầu tiên của trang Web
– Để lại khoảng trắng xung quanh video
– Làm nổi bật các nút chia sẻ, hành động
Tuy nhiên, SEO là một điều không thể thiếu để đưa trang web của bạn lên top. Muốn khách hàng của bạn tiếp cận đến video của bạn thì bạn cần phải làm cho khách hàng tiếp cận được với trang web của bạn. Một cách hiệu quả để làm điều này đó là tạo sơ đồ trang web cho video XML và gửi nó cho google. Để tạo sơ đồ trang web video, bạn cần hai thứ: Tài khoản Google Search Console và trình tạo sơ đồ trang web.
4. Bạn không đo lượng chỉ số ROI
Nếu bạn không đo lường ROI, thì bạn sẽ không biết các nỗ lực tiếp thị video của mình hiệu quả đến đâu và như thế nào. Có rất nhiều cách bạn có thể đo lượng sự thành công của video, đây là 4 cách tốt nhất:
* So sánh
Nếu bạn muốn tìm hiểu xem video có thực sự tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn hay không, thì bạn nên so sánh một vài trang trên trang web của mình. Hãy kiểm tra các trang sản phẩm không có video so với các trang sản phẩm có video để xem trang nào chuyển đổi tốt hơn. Dựa vào đó bạn có thể đưa ra những đánh giá nhất định.
* Turnstiles
Nếu bạn muốn nắm bắt khách hàng tiềm năng thông qua video, thì thêm Turnstiles là một hình thức hỗ trợ tuyệt vời. Bạn có thể thấy:
* UTM
Thẻ UTM là một điểm đánh dấu theo dõi được gắn vào một URL cụ thể. Bằng cách gắn thẻ UTM vào nút kêu gọi hành động ở cuối video, bạn có thể đo lường được số tiền mua hàng cho mỗi lần nhấp.
Bạn có thể dùng trình tạo URL chiến dịch Google Analytics để theo dõi và đánh giá.
* Phân tích
Tất cả các trang web lưu trữ video tốt nhất đều cung cấp phần mềm phân tích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tương tác của video. Điều quan trọng là theo dõi các số liệu tương tác, chẳng hạn như phạm vi tiếp cận và thời gian xem, bởi vì điều này có thể thông báo cho các chiến lược tiếp thị video trong tương lai của bạn để cải thiện ROI trong tương lai.
Nếu bạn đang sử dụng Wistia, đây là tab thống kê ở đầu màn hình:
5. Bạn không dành đủ thời gian cho quảng cáo
Không chỉ là nội dung hấp dẫn, một video quảng cáo thú vị cũng cần có một chiến lược quản bá vững chắc, bởi vì không có điều này, sự lan tỏa các cũng không đạt được hiệu quả tối đa. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng để tạo nên một chiến lược quảng bá tuyệt vời:
* Truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội là cách dễ nhất để tiếp cận nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn.
* Email Marketing
Những người trong danh sách email marketing là nhóm hoàn hảo để quảng cáo video của bạn vì họ đã quan tâm tới thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ cần bao gồm từ video trong dòng chủ đề email, tỉ lệ nhấp vào cũng đã tới 65%
Tuy nhiên, không phải tất cả các ứng dụng email đều hỗ trợ phát lại video, do đó để đảm bảo an toàn, không nên nhúng video trực tiếp vào video của bạn.
* Influencer Outreach
Để người khác nói về video của bạn là một trong những gợi ý không tồi để quảng bá video. Bằng cách tiếp cận với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn, bạn có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng của mình rộng hơn.
Trên đây là những sai lầm và những gợi ý được đưa ra để doanh nghiệp của bạn có thể tạo nên những chiến dịch truyền thông với video hiệu quả.
Bài viết được dịch bởi Sao Mai và Thu Huyền từ wyzowl