Thật khó tin khi mà ngành công nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ theo cấp số nhân. Theo những số liệu thu được ở Google Analytics, có một dự đoán được đưa ra rằng, tới năm 2025 thị trường doanh nghiệp đến người tiêu dùng khu vực sẽ đạt 88 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm hiểu thị trường để tiếp cận người tiêu dùng Đông Nam Á là vô cùng cần thiết.
Theo ông Nguyễn Quang Thuật, giám đốc cao cấp của nền tảng thương mại tiêu dùng Việt Nam Sendo và giám đốc SenMall, một công ty B2C cho rằng động lực chính của tiềm năng thương mại điện tử khu vực là sự thay đổi năng lượng giữa các tập đoàn và người tiêu dùng.
Các số liệu thực tế đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng Đông Nam Á còn trẻ và ngày càng giàu có. Và đặc biệt, trong thế hệ số họ “online” nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Ước tính có tới 3,8 triệu người dùng mỗi tháng và khiến Đông Nam Á trở thành “chiến trường trực tuyến nóng nhất thế giới”, ông nói.
Tuy nhiên không phải vì những tiềm năng khổng lồ này mà các doanh nghiệp được phép ngủ quên trên chiến thắng. Họ phải thực hiện những cú hick lớn và quan trọng để khai thác người dùng một cách đa dạng, biến họ trở thành những vị khách hàng trong tương lai.
Dưới đây là 3 trong số những vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý để có thể tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Nam Á.
Di động là số 1 đối với người tiêu dùng Đông Nam Á
Đánh giá thị trường Malaysia, Thái Lan và Việt Nam thì điểm chung nhất được đánh giá chính là người tiêu dùng trẻ. Họ có lối sống thành thị, thích sự tiện lợi và “luôn luôn kết nối” (trung bình họ đã dành trên 10% thời gian sử dụng internet trên di động hơn bất kỳ nơi nào khác)
Đó cũng là một điều dễ hiểu khi mà thời đại 4.0 đang “ngự trị” ở mọi nơi và các hình thức bán hàng truyền thống tỏ ra có quá nhiều hạn chế khi khách hàng có quá ít sự lựa chọn ở đây. Thay vào đó các nền tảng thương mại điện tử lại có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng, nhanh gọn, tiện lợi, thậm chí là thú vị ngay trên các thiết bị điện tử thông minh mà phổ biến nhất, đó chính là điện thoại di động.
Nhà bán lẻ thời trang trên nền tảng thương mại điện tử Hamburger Studio đang có được những thành công đáng kể ở Đông Nam Á khi xây dựng được các ứng dụng mạnh mẽ và thân thiện với người dùng là một ví dụ. Doanh nghiệp này đã có những sự tăng trưởng vượt bậc nhờ sự thúc đẩy của nền tảng thương mại điện tử trên di động.
FriedlandCampina, một hợp tác sữa ở Châu Âu cũng đã thu hút tình cảm yêu mến của người dùng Việt Nam dành cho các video trên điện thoại di dộng thông qua chiến dịch tiếp thị đầu tiên trên thiết bị di động để tăng 1,5% thị phần sữa công thức.
Sự phức tạp của Logistics
Các nhà bán lẻ trực tuyến đang tìm cách kết nối người mua sắm thương mại điện tử trong khu vực, đồng thời giải quyết tốt vấn đề giao hàng ở những bước cuối cùng.
Kiattichai Pitpreecha, giám đốc điều hành của Giải pháp thương mại điện tử DHL ở Đông Nam Á nói rằng sự giao hàng chậm trễ ở khu vực này đang bị kéo dài liên tục bởi nhiều lý do như mạng lưới giao thông dày đặc, cơ sở vật chất – hạ tầng, hệ thống đường cao tốc không được đảm bảo và sự yếu kém trong quá trình quản lý, quy hoạch.
“Nó không chỉ đơn giản là vấn đề giao thông vận tải”, anh nói thêm.
Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty cần tối ưu hóa hàng tồn kho của họ và làm việc với các bên Logistics phù hợp để đảm bảo khách hàng của họ nhận được đúng mặt hàng được giao đến đúng nơi trong thời gian ngắn nhất.
Đây cũng là một vấn đề cấp thiết ở hầu hết các quốc gia. Sự đô thị hóa và phát triển của các trung tâm thương mại ở thành phố đang tạo ra những cơ hội mới cho thương mại điện tử nhưng những nhà đầu tư cũng lại không thể giải quyết được vấn đề cơ bản, cần thiết về Logistics, ngay cả khi nhu cầu giao hàng nhanh đang tăng lên ở khắp mọi nơi.
Theo khảo sát được đưa ra thì chi phí, thời gian và chất lượng của dịch vụ giao hàng là rất lớn. 66% người mua hàng thương mại điện tử nói rằng nó có tầm quan trọng cao và là một trong những điểm mạnh mẽ để phân biệt một doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là khi các nhà bán lẻ trực tuyến luôn tìm cách mở rộng thị phần của họ.
Tháng 9/ 2018, Sendo đã hợp tác với DHL để thu hẹp khoảng cách phân phối ở khâu cuối cùng. Ý tưởng này mong muốn giúp khoảng 300.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các dịch vụ giao hàng trong ngày hoặc ngày hôm sau cho người tiêu dùng Việt Nam ở khu vực các khu đô thị lớn và vùng lân cận. Điều này cũng tạo ra các tùy chọn về đơn vị giao hàng linh hoạt cho các doanh nghiệp nhỏ khắc phục sự phức tạp của Logistics khu vực nông thôn.
Tùy chọn thanh toán linh hoạt
Một hạn chế khác mà các doanh nghiệp thương mại điện tử phải vật lộn là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính với những người mua sắm ở Đông Nam Á, nơi mà nhưng giao dịch về tiền vẫn còn nhiều nguyên tắc.
Mặc dù tầng lớp trung lưu trong khu vực tăng trưởng nhanh chóng (đạt 400 triệu vào năm 2020) nhưng hầu hết người tiêu dùng vẫn khá khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi thương mại điện tử được cho là xâm nhập nhiều nhất.
Dù còn các vấn đề tài chính còn nhiều bất cập tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng đã cố gắng sử dụng các giải pháp khác để thay thế. Thanh toán đa kênh chính là một ví dụ điển hình để thu hút người tiêu dùng khó tiếp cận này. Các tùy chọn thanh toán linh hoạt và dễ dàng được phổ biến rộng rãi hơn khi nhiều công ty fintech tiếp tục cung cấp dịch vụ tài chính, ví dụ như ví điện thoại di động Qoo10.
Đối với những người tiêu dùng và nhà cung cấp dựa vào tiền mặt, các lựa chọn giao hàng bằng tiền mặt có sẵn cũng được đưa ra. COD là một ví dụ.
COD là từ viết tắt của Cash on Delivery, tức là giao hàng thu tiền. Hình thức này tạo ra cho khách hàng rất nhiều lợi ích và giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội để bán được hàng và tang doanh thu.
Thực hiện những bước đi lớn để nắm bắt cơ hội và một lần nữa, “trò chơi” này không còn đủ thời gian để thử nghiệm hay cá cược nữa. Điều quan trọng là phải suy nghĩ thông qua các chiều của hệ sinh thái kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội và không bỏ lại phía sau.
Xem thêm các bài viết khác tại đây