Bạn yêu thích điều gì trong một câu chuyện? Hãy nhớ lại một câu chuyện thương hiệu mà bạn ấn tượng. Hầu hết mọi người nhớ rõ các câu chuyện là vì chúng đều có những tác động cảm xúc lên chúng ta. Chúng ta liên hệ bản thân mình với nhân vật anh hùng trong câu chuyện theo cách nào đó. Tương tự như vậy, câu chuyện mà bạn kể về thương hiệu của mình cũng cần có những tác động cảm xúc tích cực. Chúng ta luôn kết nối với những câu chuyện kể và cá nhân hóa chúng. Chúng ta cảm thấy, nghe thấy, hình dung, thậm chí có thể nếm, ngửi thấy những gì xảy ra trong câu chuyện đó. Khi đó não bộ sẽ tiết ra dopamine khiến cho chúng ta cảm thấy hứng khởi và kết nối cảm xúc với câu chuyện. Và đó mới là sự khởi đầu!
Đây là công thức yêu thích của các thương hiệu trong việc khắc họa nên một câu chuyện.
Bước 1: Tập trung vào khách hàng mục tiêu và bối cảnh của họ
Câu chuyện thương hiệu này dành cho ai? Hãy nghĩ về người sẽ tiếp nhận câu chuyện này, bối cảnh của họ là gì? Chú ý tới những tình huống mà họ gặp phải, đảm bảo là họ cảm thấy sự liên quan trong câu chuyện của bạn. Hãy kể câu chuyện mà họ có thể hình dung họ là nhân vật chính của câu chuyện.
Khi bạn kể chuyện, nên lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với bối cảnh của khán giả. Ví dụ, khách hàng mục tiêu là phụ huynh có con nhỏ thì họ sẽ tiếp nhận câu chuyện qua những trang blogs của các bà mẹ bỉm sữa. Nếu cùng câu chuyện đó mà được kể qua LinkedIn thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả bằng.
Bước 2: Tính chân thực
Những câu chuyện giả tưởng thường không có tác động về cảm xúc bằng những câu chuyện có thật. Con người thích những câu chuyện có chi tiết đủ để tạo ra một hình ảnh trong tâm trí của họ. Trong khi bạn khó có thể làm giả những tình huống, chi tiết cầu kì phức tạp.
Để câu chuyện thương hiệu có sức mạnh, hãy để nó được kể bởi những người có uy tín trong cộng đồng. Ví dụ, một khách hàng kể về trải nghiệm của bản thân sẽ chân thực và có tác động hơn chính thương hiệu tự kể về mình.
Bước 3: Diễn biến của câu chuyện
Mở đầu câu chuyện thương hiệu bằng một vấn đề hay tình huống và sau đó đưa ra cách giải quyết vấn đề. Đảm bảo rằng câu chuyện được đi từ vấn đề (một tình huống không mong muốn) để một kết quả mong muốn.
Bước 4: Giá trị của câu chuyện
Giá trị, sự thật ngầm hiểu, dịch vụ nào đã giải quyết vấn đề? Đối với các câu chuyện marketing, chúng cần phải nói về sản phẩm và dịch vụ của bạn đã phát huy tác dụng trong một tình huống khác biệt hoặc thử thách. Hãy đặt câu hỏi: nhân vật chính của chúng ta mong muốn kết quả như thế nào?
Đảm bảo câu chuyện của bạn thể hiện các giá trị của bạn. Các câu chuyện khác có thể hài hước, nhưng bạn muốn đẩy mạnh các giá trị của mình, thể hiện thương hiệu của bạn là ai, và bạn giúp gì cho khách hàng.
Bước 5: Kiểm tra tính hiệu quả
Trả lời câu hỏi: câu chuyện thương hiệu có mang lại sự tích cực không? Hãy kiểm tra với một nhóm đại diện của khán giả để đảm bảo là câu chuyện có ý nghĩa và tác động mà bạn mong muốn.
Lý tưởng nhất là bạn hãy kể câu chuyện cho nhóm khán giả để thử phản ứng của họ, trước khi bạn thật sự truyền thông câu chuyện đó để chắc rằng những tác động bạn tạo ra cho khán giả thật sự tích cực.
Mô hình C.U.R.V.E
Không phải câu chuyện nào cũng đáp ứng đầy đủ các bước trên. Nhưng bạn có thể kiểm tra lại câu chuyện bằng mô hình CURVE để đảm bảo nó tạo ra trải nghiệm tích cực.
C- Curiosity: Câu chuyện có khiến khán giả tò mò không?
U- Urgency: Câu chuyện có tạo ra được cảm giác cấp thiết, cần phải hành động ngay không?
R- Relevance: Câu chuyện có liên quan với bối cảnh hay tình huống của khán giả mục tiêu không?
V- Value: Câu chuyện có phản ánh các giá trị của thương hiệu và mang lại giá trị cho người nhận không?
E- Emotion: Câu chuyện có tác động cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên… không?
Con người rất thích các câu chuyện kể, họ sử dụng chúng như là phương tiện để kết nối và truyền đạt. Áp dụng những bí quyết trên sẽ giúp bạn và thương hiệu gửi gắm những thông điệp đúng cách!