Hầu hết các quảng cáo có thời lượng ngắn, do đó, một kịch bản tốt không chỉ đáp ứng nội dung sáng tạo mà còn phải có cách kể chuyện hấp dẫn, linh hoạt để tối ưu thời lượng và đem lại một video hiệu quả.
Mục tiêu của kịch bản quảng cáo là tạo nên một sản phẩm sáng tạo đủ hấp dẫn để thu hút được sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó lại đòi hỏi ở người viết rất nhiều yếu tố,: am hiểu thị trường, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ và cả văn hóa doanh nghiệp nữa. Bởi đơn giản, một quảng cáo của Soya Garden – Sữa đậu nành hữu cơ không thể giống với quảng cáo của Viettel – một ông trùm viễn thông được.
Vậy làm sao để có thể “cho ra đời” một kịch bản hấp dẫn, chinh phục người tiêu dùng, những người xem ngày càng khó tính và yêu cầu cao với sản phẩm, dịch vụ?
Xem ngay 5 mẹo nhỏ được đúc kết trong quá trình làm phim quảng cáo dưới đây của Greenway nhé!
1. Hãy xem đối thủ đang làm gì?
Quan sát những gì đối thủ đang viết để có thể rút ra những gì khách hàng thích và không thích cho các loại sản phẩm tương tự.
Ví dụ thực tế là khi mùa Tết đến Xuân về, trên TV tràn ngập các quảng cáo với thông điệp về gia đình và sự sum họp, bạn có từng nghĩ sẽ viết một ý tưởng hoàn toàn mới không? Xem những gì người khác đang làm sẽ xác định xem bạn sẽ làm điều gì đó tương tự hay hoàn toàn khác khi có cơ hội.
Trước khi viết hãy nghiên cứu xem các đối thủ của mình đang viết như thế nào. (ảnh: internet)
2. Nói chuyện với khán giả của bạn
Nói chuyện với khán giả là sử dụng ngôn ngữ họ hiểu và mong đợi được nghe. Một quảng cáo bán bỉm trẻ em sẽ sử dụng ngôn ngữ thân thiện và tập trung vào những từ gợi lên cảm xúc của tình yêu thương gia đình, sự bao bọc cho đứa trẻ và niềm vui làm mẹ. Một quảng cáo cho sản phẩm chữa trị thương tích cá nhân thường sử dụng ngôn ngữ gợi lên nỗi sợ hãi và đau đớn, từ đó tìm kiếm sự phục hồi. Đây là một mẹo để sử dụng các con chữ, cùng với các tín hiệu cảm xúc nhằm chinh phục người mua và người tiêu dùng.
Nói chuyện với khán giả là sử dụng ngôn ngữ họ hiểu và mong đợi được nghe
3. Đơn giản hóa mọi thứ
Bạn chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của khán giả nên đừng cố gắng nghĩ đến những concept phức tạp. Cách đơn giản nhất là tìm hiểu lý do tại sao mọi người muốn hoặc cần sản phẩm hay dịch vụ và sau đó tập trung vào việc trả lời câu hỏi này. Giải thích ngắn gọn các kỹ năng và đảm bảo chúng được thể hiện bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy nhiên, trong kịch bản cũng phải bao gồm diễn giải về các thành phần trực quan của quảng cáo, bao gồm sản phẩm, diễn viên (hoặc lời bình)…
Không phải ai cũng viết được một kịch bản đơn giản mà vẫn hấp dẫn
4. Bản thảo và Chỉnh sửa
Mặc dù chúng ta nên đơn giản hóa mọi thứ, nhưng đừng tập trung vào sự ngắn gọn trong bản thảo ban đầu. Lấy tất cả các ý tưởng ra và viết lại trên giấy cho đến khi nó rõ ràng và súc tích. Tập trung vào cảm xúc mà nó đem lại và tìm ra các khẩu hiệu hấp dẫn. Hãy suy nghĩ tại sao quảng cáo được viết như thế này và những gì doanh nghiệp muốn đạt được thông qua nó.
5. Đừng quên Kêu gọi hành động
Mỗi quảng cáo nên có lời kêu gọi hành động (CTA – call to action) yêu cầu khán giả gọi điện thoại hoặc truy cập website để biết thêm thông tin hoặc mua sản phẩm. Một CTA ở cuối quảng cáo giúp khán giả ghi nhớ, thúc đẩy hành động thậm chí có thể là ngay lập tức, nhưng nó cũng có thể được khéo léo xếp chồng lên chỉ như một hình ảnh trong quảng cáo.
Luôn luôn kêu gọi sự tương tác của khách hàng sau khi xem xong quảng cáo. (ảnh: internet)
Tóm lại, thông thường viết kịch bản đòi hỏi phải nắm bắt được bản chất của một thương hiệu bằng cách sử dụng một vài từ trong một giới hạn thời gian nhất định. Một kịch bản súc tích thường có nghĩa là viết bằng các câu ngắn và sử dụng ngôn ngữ đơn giản bởi điều quan trọng là, khán giả của bạn không nhất thiết phải hiểu các ngôn ngữ chuyên ngành.
Xem thêm: Đi tìm ý tưởng quảng cáo hay
hoặc các sản phẩm quảng cáo của Greenway Vietnam tại đây