Ngành công nghiệp mĩ phẩm Việt Nam – “Đất xắt ra miếng”

Thực tế cho thấy, hầu hết người Việt sử dụng mĩ phẩm như mặt hàng thiết yếu. Học sinh sử dụng sửa rửa mặt, son hoặc viên uống trị mụn tuổi dậy thị, phụ nữ sử dụng mĩ phẩm trang điểm, đàn ông lại trung thành với sản phẩm tạo dáng tóc…và ngành công nghiệp mỹ phẩm trở thành ngành công nghiệp có tiềm năng cao nhất nhì trong hoạt động kinh doanh.

1. Thị trường mĩ phẩm “béo bở” nhưng khó tồn tại

Đi dọc theo con phố thương mại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mấy năm gần đây đều thấy tràn ngập những cửa tiệm, chi nhánh của các thương hiệu mĩ phẩm nội ngoại đa sắc đa hương. Có thể nhận thấy rằng, nhu cầu sử dụng mĩ phẩm của người Việt ngày càng gia tăng và đang có xu hướng phân khúc rõ ràng. Thị trường cầu nhiều cung ít Việt đã mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các thương hiệu nội địa như Thái Dương, Sài Gòn… và cũng thu hút không ít thương hiệu nổi tiếng nước ngoài tham gia cuộc chiến chiếm thị trường, điển hình như Estee Lauder, Lancome, Shiseido, The Faceshop…

Với sức chèn ép của gã khổng lồ nước ngoài và quan niệm sùng ngoại của nhiều người chắc chắn sẽ là thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đòi hỏi nền công nghiệp mĩ phẩm nội có những chiến lược kinh doanh mới mẻ hơn.

2. Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang “chuộng” sản phẩm gì?

Mỹ phẩm giúp che khuyết điểm và khiến người phụ nữ thêm tự tin hơn nhưng thành phần hóa học trong sản phẩm lại có nhiều tác động xấu đến làn da người dùng. Vì vậy, ngay cả ở phân khúc thị trường cao thì những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên cũng được đại đa số người mua tin dùng.

Tiếp theo đó, hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm của Mỹ, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản như Kanebo, Ohui, The Faceshop… cũng đồng loạt tung ra các dòng mỹ phẩm, dầu gội và dầu dưỡng tóc với Vitamin C và E từ thiên nhiên. Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam như Unilever, P&G cũng nhanh chóng tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú tại Việt như lô hội, hà thủ ô, nhân sâm, chanh, vỏ bưởi, nha đam, mật ong… để tung ra các sản phẩm mới.

3. Hàng Việt cũng có chỗ đứng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm?

Các công ty đa quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến, với họ việc thay đổi đặc tính để phù hợp với thị hiếu người Việt là chuyện không khó. Nhưng đổi lại, họ lại không có được cái hiểu am tường về cái cây, bài thuốc của ông cha Việt để lại. Vì vậy, chỉ cần có hướng đi vững vàng hơn trong các chiến dịch Marketing của mình, thương hiệu Việt vẫn thu lại hiệu quả kinh tế lớn.

Trong thị trường mỹ phẩm bát nháo trôi nổi thật giả lẫn lộn, những thương hiệu nước ngoài thường đưa giá quá cao, các thương hiệu Việt lại lần lượt xuất hiện kịp thời trấn an người tiêu dùng Việt. Đó là thương hiệu Miss Sài Gòn (công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn), Thorakao của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo, Thái Dương của Công ty CP Sao Thái Dương, La na, E 100 (công ty Đại Việt Hương)… được nhiều người tin dùng và đã xuất hiện tại nhiều nước láng giềng.

Một điển hình khác, bộ sản phẩm Redunac của Công ty Cổ phần Dược phẩm Diên Hồng thể hiện đúng xu hướng và tinh thần nắm bắt công nghệ nhanh chóng. Ngoài quyết định sản xuất sản phẩm sử dụng các nghiên cứu từ  có thành phần chủ yếu là các nguyên liệu thiên sẵn có, Công ty đã sử dụng chiến dịch Marketing đúng thời điểm tiếp cận được với nhiều lực lượng người tiêu dùng nhất là giới trẻ. Có thể thấy, thị trường mĩ phẩm không dễ cạnh trang nhưng không khó để gia nhập và phát triển.

Translate »
Contact Me on Zalo