Trong một thế giới có hàng tỷ người dân, để được trở nên nổi bật và được nhớ đến, bạn cần có ngoại hình xuất chúng, tài năng hay tính cách cá biệt nổi trội. Trên thị trường cũng vậy, giữa hàng trăm đối thủ trực tiếp luôn cạnh tranh từng giây từng phút, để thương hiệu gây ấn tượng với người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải có sự khác biệt trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Và tính cách thương hiệu sẽ làm nên điều khác biệt đó.
Tính cách thương hiệu là gì?
Tính cách thương hiệu là những tính cách, cá tính của con người được gán cho mỗi thương hiệu nhằm tạo nên sự khác biệt, chúng được xây dựng từ việc nhân cách hóa thương hiệu, hoặc do khách hàng cảm nhận được qua quá trình trải nghiệm thương hiệu lâu dài của họ.
Đây chính là yếu tố cảm xúc của thương hiệu và sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ. Nó thể hiện qua các ngôn từ, hành động của toàn thể lãnh đạo doanh nghiệp và qua hành vi của mỗi nhân viên cũng như các hình ảnh quảng cáo, bao bì, ấn phẩm truyền thông…
Vì sao phải xây dựng tính cách cho thương hiệu?
Tạo nên sự khác biệt của thương hiệu để khách hàng ấn tượng, cảm nhận và phân biệt được thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh;
Là sách lược để thương hiệu chứng tỏ và khắc họa bản thân;
Gợi ra sức hấp dẫn tiềm ẩn của thương hiệu và định hướng cho ý tưởng sáng tạo truyền thông, quảng cáo;
Kích thích khát khao được sở hữu sản phẩm và thúc đẩy hành vi tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng;
Tăng cường niềm tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu;
Tạo nên sự tương đồng giữa thương hiệu và nhóm khách hàng mục tiêu để nhắm trúng sở thích của họ theo nguyên lý cơ chế tâm lý điều khiển hành vi của người tiêu dùng.
Xây dựng và phát triển thương hiệu như thế nào?
Mọi thương hiệu lớn đều có tính cách nổi bật ghi dấu trong tâm trí khách hàng. Xây dựng và phát triển nó chính là chiến lược nòng cốt làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Thực hiện nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu sâu về khách hàng, đối thủ và xu hướng thị trường luôn là những bước đầu không thể thiếu trong mọi chiến lược kinh doanh.
Lồng ghép lăng kính văn hóa đối với từng địa phương: Yếu tố văn hóa vùng miền chi phối rất lớn đến thói quen tiêu dùng, vì vậy với mỗi khu vực kinh doanh cần có chiến lược truyền bá phù hợp với văn hóa của khu vực đó.
Đơn giản và có khả năng biểu đạt: Nó phải được hình thành từ chính những yếu tố nội tại trong doanh nghiệp và nên tương đối đơn giản để dễ dàng truyền tải tới người tiêu dùng.
Thống nhất: Tính cách phải phù hợp với những đặc điểm lý tưởng và chiến lược khác biệt hóa của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh.
Tính tương trợ: Những nét tính cách phải có tính tương hỗ lẫn nhau để có thể điều chỉnh và nâng đỡ lẫn nhau.
Tham khảo thêm cá bài viết khác tại: https://greenway.com.vn/tin-tuc/