Trong không khí tưng bừng ăn mừng của cả nước về thành tích của đội tuyển U23 Việt Nam tại giải AFC 2018, thông tin về các cầu thủ và diễn biễn trận đấu chiếm spotlight trên tất cả các báo lớn và mạng xã hội Việt Nam. Cảm xúc vui buồn, và mọi khía cạnh của câu chuyện đều được khai thác tối đa để tận dụng “cơn sốt” U23 Việt Nam. Các thương hiệu và nhãn hàng đua nhau đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, thậm chí miễn phí nhân dịp này. Các hình ảnh về đội tuyển và người hâm mô Việt Nam liên tục viral trên mạng xã hội, truyền hình và báo chí.
Mặc dù thành tích của U23 Việt Nam là một bất ngờ kỳ diệu cho người hâm mộ, cơn sốt theo sau nó không phải là điều ngạc nhiên đối với các chuyên gia Marketing. Theo giáo sư marketing Jonah Berger của Đại học Wharton, thì có 6 nguyên tắc tạo nên sự lan truyền chóng mặt của sự kiện này, được tổng hợp trong mô hình STEPPS.
Sự Công nhận xã hội (Social Currency)
Chúng ta chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội để tìm kiếm sự công nhận, đồng thuận nào đó từ phía người khác. Bản chất của con người rất quan tâm đến những gì người khác nghĩ gì về mình, và điều này ảnh hưởng đến ảnh vì của chúng ta trên mạng xã hội. Hình ảnh những người hâm mộ xuống phố diễu hành ở mọi nẻo đường, chuẩn bị cờ hoa, băng rôn để chào đón những thần tượng của mình được chia sẻ khắp nơi. Ai cũng muốn thể hiện tình yêu với bóng đá theo những cách tích cực và cả tiêu cực.
Ảnh: citypassguide.com
Yếu tố kích hoạt (Triggers)
Sự công nhận xã hội là động cơ khiến mọi người chia sẻ thông tin, nhưng các yếu tố kích hoạt (Triggers) mới làm người ta tiếp tục bàn tán. Các yếu tố kích hoạt là sự nhắc nhở gợi liên tưởng đến thông tin. Thông thường yếu tố kích hoạt một cách vô tình hoặc ngẫu hứng do một sự kiện bất ngờ sẽ giúp viral trong một khoảng thời gian nhất định. Khi “cơn sốt” lên đến đỉnh điểm thì sẽ qua đi như mọi sự kiện khác. Một số các sự kiện hot có thể tồn tại lâu hơn khi có sự tiếp sức của các cá nhân, thương hiệu hoặc công ty theo một kế hoạch vì mục đích PR.
Ảnh: Fox Sport Asia
Nếu mỗi một trận đấu của đội tuyển lại là một yếu tố kích hoạt để người xem theo dõi thì mỗi trận thắng của họ khiến thông tin càng bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cảm xúc (Emotion)
Cảm xúc là nguyên nhân khiến cho mọi thứ có thể lan truyền mạnh mẽ. Người hâm mô đã trải qua những cảm giác hồi hộp, gay cấn, hạnh phúc, buồn bã cùng các cầu thủ U23 Việt Nam trong từng trận đấu, và điều đó khiến họ liên tục chia sẻ cảm xúc của mình. Điều này càng tiếp lửa cho cơn sốt U23 lan truyền trên các kênh tin tức.
Ảnh: Facebook Vũ Văn Thanh
Công khai (Public)
Thứ gì càng công khai hay trở nên phổ biến thì mọi người càng bị thu hút. Khi tất cả mọi người đang cùng nói về một chủ đề và bàn luận về nó, thì càng có nhiều người được kéo vào các cuộc thảo luận, càng có nhiều người nói về sự kiện đó thì nó càng lan truyền mạnh mẽ.
Ảnh: Thể Thao 247
Giá trị thực tiễn (Practical Value)
Những thông tin hữu ích được chia sẻ nhiều hơn. Trong bối cảnh mọi người đều sát sao theo dõi diễn biến của giải đấu, những thông tin từ phía các chuyên gia bình luận, phân tích các chiến thuật, đối thủ… được người hâm mộ rất quan tâm theo dõi. Các thông tin từ phía ban tổ chức, sự kiện chào đón được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.
Câu chuyện (Stories)
Những câu chuyện thực sự là một cách truyền thông lâu đời và hiệu quả. Bộ não con người phản ứng với các câu chuyện theo cách rất tích cực, câu chuyện giữ cho bộ não tập trung và truyền ấn tượng cảm xúc cho người nghe.
Ảnh: 2sao.vn
Không cần phải bàn luận thêm về việc câu chuyện hành trình của các cầu thủ trẻ U23 Việt Nam và vị huấn luyện viên tài ba đã tác động tới người dân Việt Nam như thế nào. Câu chuyện của họ sẽ còn tiếp tục được kể để truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ của người Việt Nam về tinh thần quả cảm và đoàn kết, và hơn thế nữa, là khi chúng ta có niềm tin vào bản thân, điều kỳ diệu trở nên không còn quá xa vời.
———————————————————-
Bài viết thực hiện bởi Công ty TNHH Truyền thông Greenway
www.Greenway.com.vn
https://www.facebook.com/greenwayvietnam