World Cup- Mùa của Ambush marketing

World Cup- Mùa của Ambush marketing

Word Cup là mùa “ăn lên làm ra” của nhiều thương hiệu, có thương hiệu chọn làm nhà tài trợ chính để chiếm hữu tần số và không gian xuất hiện, có thương hiệu lại chọn “tát nước theo mưa”… và có những thương hiệu chọn làm Ambush marketing – hình thức quảng cáo không cần bỏ vốn khổng lồ mà vẫn thu lại lượt quan tâm lớn. Dưới đây là giải thích của một số những chiến dịch Ambush marketing gây hiểu nhầm nhất cho người xem dịp Word Cup.

1. Ambush marketing là gì?

Ambush marketing (hay còn gọi là Marketing du kích) là sử dụng truyền thông để người tiêu dùng và công chúng hiểu nhầm là nhãn hàng tài trợ hoặc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức. Xét về thực tế, Ambush marketing lợi dụng tình thế để trục lợi, song hình thức này lại được rất nhiều thương hiệu ưa chuộng vì tình kinh tế và hiệu quả của nó.

2. Những lần thành công với chiến lược Ambush marketing dịp World Cup

Trong mùa Word Cup 2018, Apple sau cùng lại là thương hiệu quảng bá thành công nhất của mùa giao tranh. Thay vì cạnh tranh trở thành nhà tài trợ chính của VIVO, Apple lại âm thầm xuất hiện với dòng sản phẩm tai nghe không dây AirPods và Beats được nhiều cầu thủ bóng đá sử dụng công khai tại sân bay trước khi tham dự Word Cup hoặc ngay cả khi thất bại trở về.

Mùa Word Cup năm 2014, Pepsi đưa hình ảnh của Leona Messi và lực lượng 19 ngôi sao bóng đá nổi tiếng đến khắp nơi cùng các TVC, chương trình khuyến mại hấp dẫn. Và, hành động này của thương hiệu đã khiến đại đa số công chúng lầm tưởng Pepsi là thương hiệu tài trợ chính thay vì Coca Cola.

Năm 2009, Coca Cola “vô tình” mời hai ngôi sao cricket làm đại sứ thương hiệu và tung ra dòng sản phẩm limited edition trong khi Pepsi mới là nhà tài trợ chính của giải thi đấu criket Ấn Độ.

Năm 2008, Pepsi đổi màu lon từ xanh sang đỏ và in hình người thắng cuộc trong cuộc thi online của mình, và một lần nữa, Pepsi lấn lướt Coca Cola trong vai trò nhà tài trợ chính của thế vận hội.

Và không thể không nhắc đến vụ bia Bavaria của Hà Lan khi họ thuê cổ động viên mặc quần áo màu da cam có in biểu tượng của mình đến sân vận động và đã thu hút sự chú ý của công chúng. Kết quả là hãng chỉ tốn 80.000USD tiền phạt danh nghĩa để thu lại hơn 3 tỷ lượt xem trên màn hình tivi mùa thể thao năm đó.

Ambush marketing là nghệ thuật chiến tranh trên thương trường đầy máu lửa, tuy cách làm không được hay ho cho lắm, nhưng nếu xét về lợi ích doanh nghiệp thì đây vẫn là hình thức Marketing đáng để tâm của thương hiệu.

Translate »