Video Explainer – một clip dạng ngắn, có thời lượng từ 2-3 phút nhưng lại mang đến hiệu quả cao như cải thiện thứ hạng tìm kiếm SEO trên google, giữ người xem ở lại trên trang lâu hơn gấp 2 lần và đặc biệt còn có thể tái sử dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau, gửi tới nhà đầu tư, một chữ ký email,…. Sau đây là 7 tips để sản xuất Video Explainer hoàn chỉnh.
1. Xác định mục đích của Video Explainer
Một trong số những điều đầu tiên bạn cần làm sau khi quyết định sản xuất một Video Explainer là xác định rõ ràng mục đích của video này là gì? Điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng nước đi của mình, đối tượng mục tiêu là những ai, nội dung cần truyền tải như thế nào?
Việc xác định rõ mục đích của Video Explainer sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và truyền tải được đến khách hàng mục tiêu
2. Chú trọng vào kịch bản của Video giải thích
Kịch bản trong Video Explainer được coi là “xương sống” của video và là phần quan trọng nhất. Hãy dành thời gian brainstorm để đưa ra một kịch bản chứa đựng đầy đủ thông điệp, nội dung doanh nghiệp cần truyền tải mà chỉ trong khoảng 2-3 phút.
Theo nghiên cứu, kịch bản khoảng dưới 2 phút (hoặc 60s là lý tưởng nhất) sẽ mang đến hiệu quả cao. Bởi ngoài mục đích của một video explainer, những video ngắn sẽ mang đến những lợi ích khác nhau. Ví dụ, đối với thời lượng là 6s thì video explainer có thể được sử dụng như một video Bumper ads phát sóng trên Youtube hoặc video khoảng 30s còn có thể đóng vai trò của một TVC trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.
Xem thêm những Video Explainer được Greenway sử dụng theo nhiều dạng khác nhau như Bumper Ads hay TVC dưới đây:
Video Explainer của Dịch vụ cho thuê xe ô tô chuyên nghiệp – Hoppercar
Video giải thích của Bảo hiểm INSO
Một số những điều cần cân nhắc khi viết kịch bản
- Nói trực tiếp với khách hàng.
- Storytelling.
- Thêm thắt yếu tố tạo cảm xúc.
- Tự tưởng tượng Voice off mỗi khi chỉnh sửa để “kiểm soát” được thời lượng video.
- Cố gắng tạo ra kịch bản ngắn gọn và súc tích.
Một trong những tips mà các Video Explainer triệu view thường làm đó là tận dụng 10s đầu, sử dụng tất cả những thứ hay ho nhất, hấp dẫn nhất, liên quan đến nhu cầu của khách hàng để “giữ chân” khách hàng và thúc đẩy họ tham gia vào video.
3. Thêm vào Video Explainer lời kêu gọi hành động (Call-to-action)
Đừng bao giờ bỏ qua CTA bởi dù content video của bạn có hay cỡ nào mà không có định hướng cụ thể thì video sẽ dễ dàng bị đi vào dĩ vãng và thậm chí bạn sẽ tốn một khoản tiền cho truyền thông mà chẳng có chút hiệu quả nào.
Hãy nghĩ về việc bạn muốn người xem của mình làm gì ngay sau khi xem explainer video của bạn và đưa ra lời đề nghị trong vài giây cuối video. “Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay” hoặc “Đăng ký để có ưu đãi…”, một vài lời mời chào sẽ phần nào giữ chân được khách hàng không chỉ tại thời điểm đó mà còn cả trong tương lai nữa.
Call-to-action (CTA) góp phần giữ chân khách hàng và thúc đẩy nhu cầu mua hàng.
4. Âm thanh có thể giúp video thu hút song cũng sẽ là yếu tố phá vỡ của mạch video.
Âm thanh là một trong những phần “quyền lực” trong video không kém gì hình ảnh, nội dung,… Cùng thử xem qua video explainer của Spotify:
Bạn thấy cách họ sử dụng âm nhạc để thu hút người xem chứ?
5. Đừng “chăm chăm” vào phần đặc trưng sản phẩm và bán hàng.
Một video đơn thuần chỉ là liệt kê những đặc trưng về sản phẩm, dịch vụ và giải thích cách thức hoạt động hay 100% để bán hàng thì sẽ nhanh chóng bị trở nên “nhàm chán” và dễ bị lãng quên.
Thay vào đó, hãy tập trung vào những giá trị mà khách hàng sẽ có được và sử dụng chúng như là key message trong kịch bản của bạn. Và tất nhiên nếu nó đúng với nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ muốn mua bằng mọi cách.
6. Yếu tố hấp dẫn và cảm xúc
Explainer video thường là những video chứa đựng những thông tin phức tạp, có phần nghiêm túc như số liệu, quy trình hoạt động,… Vì vậy, thay vì đưa ra quá nhiều thông tin khó nhớ, thì bạn cần phải chuyển hóa chúng thành dạng thông tin dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tiếp cận.
Sử dụng hình ảnh bắt mắt, âm nhạc bắt tai, giọng nói bắt cảm xúc,… Ngoài yêu cầu về thông tin, yếu tố “Attention” cũng rất quan trọng, và việc bạn phải làm là tìm hiểu đối tượng mục tiêu video hướng tới, từ đó, đưa ra những ý tưởng mới để “bắt” mạch khách hàng.
7. Phát sóng Video Explainer trên các nền tảng mạng xã hội phù hợp
Bạn nên dành 20% thời gian của bạn để suy nghĩ về content, và 80% vào việc truyền thông nó. Sau khi Video Explainer hoàn thành thì điều cần làm tiếp theo là làm sao để video được lan tỏa đến càng nhiều người xem càng tốt.
Khách hàng mục tiêu của bạn có dành nhiều thời gian cho các nền tảng xã hội như Instagram hay LinkedIn, hoặc Facebook, Youtube,…không?
Một nền tảng xã hội phù hợp sẽ giúp bạn không bị “phung phí” budget mà còn góp phần truyền tải đến đúng mục tiêu và tất nhiên, tăng cả doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Vì vậy, hãy tận dụng các nền tảng xã hội phù hợp để đạt hiệu quả truyền thông cao.
Bên trên là 7 tips đơn giản cho Start-up vận dụng để sản xuất một Video Explainer ấn tượng và đạt hiệu quả tối đa trong các chiến dịch truyền thông Marketing. Greenway hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích từ video explainer.
Xem thêm những bài viết về video explainer:
Video Explainer – Sự đầu tư đáng tiền cho doanh nghiệp, đây là lý do vì sao
Theo dõi Greenway Vietnam trên Facebook tại đây