Có vẻ như Video Explainer được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây nhưng lại chưa có một định nghĩa rõ ràng nào dành cho thể loại video này. Hãy cùng Greenway tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Video Explainer là gì?
Video Explainer hay Explainer Video chính là video mang tính giải thích, truyền tải một cách đơn giản và dễ hiểu những thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay quy trình làm việc, sản xuất của một doanh nghiệp nào đó để tiếp cận với khách hàng, đối tác hay nhà đầu tư. Các video giải thích thường nằm ở landing page, trang chủ, hay trang sản phẩm nổi bật, góp phần nâng cao tỉ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng (conversation rates) cho doanh nghiệp.
Chỉ với 2-3 phút cùng hình ảnh sống động, ấn tượng, bắt mắt, chắc chắn sẽ thu hút hơn hẳn so với những cuốn profile dài ngoằng hay bộ tài liệu hướng dẫn toàn chữ tới mấy chục trang nhàm chán, vốn đã quá quen thuộc.
Lần đầu xuất hiện chính thức và lan rộng vào năm 2007, khi Common Craft thiết kế một đoạn Video Explainer cho Twitter, loại hình video này nhanh chóng thu hút được cộng đồng mạng và trở thành một làn sóng mới trong các chiến dịch Marketing của hầu hết các thương hiệu.
Video Explain của Twitter được thiết kế bởi Common Craft
2. Các loại Video Explainer
Đối với các video giải thích, tùy từng lĩnh vực, tùy từng mục đích mà lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp. Tuy nhiên sẽ đều quy về 2 dạng chính, bao gồm: Video Quay người thật (Live Action) và Video diễn họa hay chính là Video Animation.
Video Quay: Live action
Live action là video hành động người thật tương tác với sản phẩm. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thể sử dụng thể loại live action.
Video Animation
Video quay thật có thể mang đến những trải nghiệm chân thực nhưng chi phí sản xuất sẽ là một trong những vấn đề trở ngại với nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa các lĩnh vực đặc thù hoặc có cách vận hành phức tạp như công nghệ, dược phẩm, … video người thật không thể diễn tả một cách rõ ràng và cụ thể được, thì video animation chính là một lựa chọn hợp lý.
Dưới đây là một số dạng video animation thường dùng:
* Whiteboard Video:
Video ghi lại quá trình vẽ/viết những ý tưởng, khái niệm hoặc đặc tính sản phẩm/dịch vụ lên bảng trắng, thường thì sẽ được chỉnh tốc độ lên nhiều lần để theo kịp âm thanh lồng tiếng. Dạng animation này đã từng được áp dụng vào Explainer Video của Twitter và giúp Twitter thu được lượng view cao.
* 2D animation video
Là video chỉ sử dụng định dạng 2D. Giống như việc bạn vẽ hình ảnh trên một tờ giấy, tuy nhiên phải phô bày được các khía cạnh khác nhau của 1 sản phẩm để tạo được sự chú ý.
* 3D animation video
Video 3D giúp giải quyết các vấn đề về hiển thị chân thật hơn các góc cạnh của 1 sản phẩm.
* Motion Graphic Video
Bản chất của loại hình này là những tấm ảnh (ở trạng thái tĩnh) được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim (ở trạng thái động).
* Infographic Video
Video Infographic cũng dùng hình ảnh đề trình bày thông tin nhưng ở hình thức đồ họa động (motion graphic) hay animation. Ưu điểm của Video Infographic là sự hấp dẫn về hình ảnh, âm thanh cũng như những hiệu ứng chuyển động đẹp mắt giúp truyền tải thông tin một cách sinh động.
3. Đối tượng quan tâm đến Video Explainer?
Khách hàng tiềm năng
Một số ngành hàng có sản phẩm và dịch vụ đặc thù,Video Explainer sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về dịch vụ, sản phẩm, từ đó tăng độ nhận diện, tạo viral cho thương hiệu và khuyến khích khách hàng mua hàng mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 1-2 phút.
Đối tác, nhà đầu tư
Bên cạnh những bản cáo tài chính, biểu đồ và đồ thị đầy con số, dữ liệu thì video giải thích sẽ giúp đối tác hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, đồng thời còn tác động đến cảm xúc và tạo được sự chú ý tới doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách hay để thuyết phục, kêu gọi vốn.
Nhân viên công ty và ứng viên tuyển dụng.
Video Explainer góp phần tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên mới hoặc các ứng viên tuyển dụng về dịch vụ, sản phẩm của công ty. Đặc biệt, với những hình ảnh sống động dạng animation, việc ghi nhớ những thông tin cơ bản của công ty, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
4. Khi nào sử dụng Video Explainer?
– Thuyết trình kêu gọi vốn đầu tư
Bên cạnh cuốn profile, doanh nghiệp nên sử dụng Video Explainer để tóm tắt và khái quát về dịch vụ, sản phẩm của mình. Điều này chứng tỏ sự chuẩn bị kỹ càng và thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Video giải thích đóng vai trò lớn trong các buổi thuyết trình, kêu gọi vốn
– Sự kiện của doanh nghiệp
Trong sự kiện chắc chắn có sự góp mặt của nhà đầu tư, đối tác thì Video Explainer chỉ khoảng 1-2 phút được phát sóng trong lúc chờ đợi, sẽ là một cách hay để quảng bá lại sản phẩm, dịch vụ và truyền tải được câu chuyện cũng như thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang đến.
– Cửa hàng, showroom, hội chợ
Đây là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng, song, không phải ai cũng đủ thời gian để tìm hiểu kỹ càng về sản phẩm, dịch vụ. Video Explainer sẽ rất thích hợp vào lúc này, vì với âm thanh, hình ảnh miêu tả sinh động và phát sóng liên tục trên màn hình, khách hàng sẽ chú ý đến đoạn video đó, và nếu video thú vị thì khả năng khách hàng dừng lại tại quầy hàng sẽ đạt tới 80%, sau đó, nhân viên tiếp thị có thể bắt đầu cuộc trò chuyện và dẫn tới quyết định mua hàng.
– Website, kênh mạng xã hội
Đối với các sản phẩm dịch vụ quá phức tạp, người xem thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên internet trước khi mua sản phẩm. Không chỉ cung cấp thông tin đến người dùng, khách hàng, đối tác, Video Explainer còn có tác dụng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đến 80% và đặc biệt, đối với SEO, video này còn góp phần tăng độ hiển thị của page trên Google.
Video giải thích có mặt trên tất cả các trang mạng xã hội
5. Chi phí sản xuất Video Explainer?
Đối với nhiều sản phẩm, dịch vụ, live action không thể sử dụng được và rất khó để thực hiện, doanh nghiệp nên sử dụng video giải thích dạng animation để vừa có thể truyền tải hết thông tin và vừa đạt được hiệu quả truyền thông cao.
Chi phí cho Video Explainer dạng animation cũng giống các video animation khác, chi phí sản xuất sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thời lượng video, nhân vật, chuyển động, âm thanh (bao gồm âm nhạc và lồng tiếng). Do đó, mức giá cho thể loại này không cố định.
Để được tư vấn mức giá cụ thể, phù hợp với doanh nghiệp, liên hệ ngay với Greenway.
6. Quy trình sản xuất Video Explainer tại Greenway
Để có thể tạo ra một video Explain chất lượng, cần có quy trình cụ thể và quy trình sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị sản xuất. Tại Greenway, Video Explainer được thực hiện qua 5 bước bao gồm:
Bước 1: Nhận Brief
Greenway sẽ gửi đến doanh nghiệp một bản thông tin. Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết, nội dung muốn truyền tải qua video.
Các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, cấu tạo, cách vận hành của sản phẩm, dịch vụ,… và mục đích của Video Explainer
Bước 2: Kịch bản.
Sau khi nhận được bản brief, Greenway cùng doanh nghiệp xây dựng kịch bản bao gồm nội dung và lời bình cho video.
Bước 3: Story Board.
Kịch bản đã được thống nhất từ cả 2 bên, Greenway sẽ phác thảo hình ảnh Storyboard cho từng cảnh trong video và gửi lại khách hàng. Các hình ảnh trong Storyboard bao gồm: bối cảnh (văn phòng, nhá máy,…), nhân vật. Hoàn thành được Storyboard thì bắt tay vào sản xuất.
Storyboard là những phác thảo cụ thể về bối cảnh, nhân vật
Đối với Video Explain dạng Animation thì còn có thêm công đoạn tạo chuyển động (animate)
* Animate (Tạo chuyển động)
Greenway triển khai tạo chuyển động cho nhân vật, từ động tác máy, ánh sáng để tạo ra cảm giác hấp dẫn, thu hút người xem dựa trên storyboard đã được duyệt.
Bước 4: Dựng phim / Âm thanh (Âm nhạc và lời bình)
Công đoạn cuối cùng là kết hợp dựng phim với âm nhạc, lời bình, phụ đề.
Sau khi xong bản demo và sau nhiều lần feedback trao đổi từ 2 phía, video explainer chất lượng đã hoàn thành và chuẩn bị phát sóng.
7. Thời gian thực hiện Video Explainer
Thời gian cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất Video Explainer , và để cho ra đời một sản phẩm chất lượng cao sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể điều chỉnh phù hợp với từng dự án. Nhìn chung, khoảng thời gian để Greenway hoàn thiện sẽ diễn ra trong 4 tuần cụ thể:
Tuần 1: Nhận brief và làm kịch bản
Tuần 2: Xây dựng bối cảnh, nhân vật
Tuần 3: Dựng phim
Tuần 4: Phản hồi và hoàn thiện bản final.
KẾT LUẬN
Video Explainer không chỉ cung cấp thông tin một cách ngắn gọn mà còn mang lại hiệu quả truyền thông cao, giúp doanh nghiệp quảng bá đồng thời cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông xã hội, góp phần tạo dựng nhận diện thương hiệu. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị ngay cho doanh nghiệp, công ty của bạn một video explainer (video giải thích) để thu hút được sự chú ý từ phía khách hàng và cả đối tác.
Nếu bạn cần một đơn vị sản xuất Video Explainer uy tín, liên hệ ngay tới Greenway tại đây để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm những bài viết khác liên quan.
Xem thêm: