Hiểu đúng để làm tốt Omni Channel Marketing

Hiểu đúng để làm tốt Omni Channel Marketing

Hoạt động Marketing đang chứng kiến những thay đổi vượt trội đến chóng mặt. Từ việc chuyển mình sang thời đại công nghệ 4.0 dẫn đến sự hình thành các thuật ngữ Marketing mới, có lẽ đã đến lúc Omni-Channel Marketing không còn là chiến lược của tương lai.

Định nghĩa Omni-Channel Marketing

Được hiểu là tiếp thị đa kênh, Omni-Channel Marketing là chìa khóa vàng phối hợp các kênh một cách thống nhất để kích thích độ phủ sóng, giúp nâng cao giá trị thương hiệu và thúc đẩy doanh số.

Omni-Channel Marketing thực hiện chiến dịch marketing phủ sóng trên tất cả các phương tiện truyền thông, thông tin tại mọi thời điểm và tại bất cứ nơi nào có khách hàng tiềm năng.

Khởi nguồn từ Multi channel (đa kênh), Omni-Channel Marketing mang đến sự hoàn hảo hơn nữa nhờ sự phát triển xu hướng. Nếu Multi channel là cái nhìn dựa vào hoạt động, bạn phải học cách làm thế nào để khách hàng hoàn tất giao dịch trong mỗi kênh thì Omni-Channel Marketing lại là cái nhìn trải nghiệm dựa trên con mắt của khách hàng, điều phối trải nghiệm trên các kênh và biến hóa để nó trở thành hoạt động liên tục, tích hợp và nhất quán. Omni channel là Multi channel được thực hiện hoàn hảo.

Như vậy, hiểu đơn giản, Omni-Channel Marketing mang đến sự hiện diện liên tục của thương hiệu nhất quán giữa nhiều kênh với nhau trên nền tảng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Sử dụng Omni channel hoàn hảo cho chiến dịch tăng doanh số

Bạn hiểu như thế nào về tiếp thị đa kênh? Hãy chứng kiến cách Oasis áp dụng Omni-Channel Marketing. Oasis áp dụng công thức bằng cách kết hợp khéo léo trang web thương mại điện tử, ứng dụng điện thoại với các cửa hàng trưng bày sản phẩm thành một trải nghiệm mua hàng cực kì đơn giản và hiệu quả. Oasis đang tải hình ảnh sản phẩm lên các trang web và các trang mạng xã hội như Instargram và Facebook, tất nhiên hình ảnh có kèm theo mã hàng, và người mua chỉ cần dán mã hàng được cung cấp vào thanh tìm kiếm trên cửa hàng trực tuyến, trang web sẽ dẫn bạn đến ngay với sản phẩm của mình. Oasis đã thành công trong việc tiếp thị đa kênh giữa mua hàng trực tuyến và trực tiếp tại nhà.

Vậy nhà bán lẻ cần thay đổi như thế nào để bắt kịp xu hướng Omni channel marketing?

1. Bạn là khách hàng

Là một người bán hàng tài giỏi bạn biết không thể chỉ đứng dười góc nhìn của người bán. Đặc biệt nếu muốn áp dụng Omni-Channel Marketing thì góc nhìn doanh nghiệp lại càng rộng hơn. Bạn chính là khách hàng, thật sự? Omni-Channel Marketing lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm. Nếu vậy bạn phải nhập vai như thế nào?

Nếu có thể, hãy thường xuyên xem lại những trải nghiệm khách hàng thông qua việc nghiên cứu, tham gia mua sắm, kết nối mọi sản phẩm. Bạn tự thực hiện mua hàng, tương tác với tất cả các kênh đã có.

2. Nội dung là vua

Không chỉ với Omni-Channel Marketing, bạn biết đấy, nội dung là chìa khóa thành công của toàn giới Marketing. Nội dung và thông điệp chính là cách bạn chiếm chọn được sự ưu ái mua hàng của khách hàng. Nếu khách hàng đã đặt mặt hàng nào đó vào giỏ hàng nhưng chưa mua, hãy khéo léo nhắc họ bằng các bài content marketing. Ví dụ Macy’s (một trong những công nhất khi sử dụng phần mềm Omnichannel) gửi đến thông điệp “mua hàng trực tuyến, nhận hàng tại nhà” và họ đã tăng 48% doanh số năm 2012 và tỷ suất lợi nhuận tăng 257,2% trong năm 2014.

3. Làm “đối tác” với dữ liệu

Với hình thức tiếp thị đa kênh của Omni Channel Marketing, dữ liệu là không thể thiếu. Từ việc thống kê được trang web nào được truy cập nhiều nhất, tính cả về số lần truy cập trong ngày và thời gian truy cập… bạn biết được nên sử dụng Omni channel vào những kênh tiếp thị nào. Không kể đến việc tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn từ những cơ sở dữ liệu sẽ mang đến hiệu quả quảng cáo và ý tưởng về sản phẩm.

4. Cho tôi một lý do mua hàng

Khách hàng mua hàng bằng cảm xúc. Vậy làm như thế nào để khách hàng có cảm xúc?

Bước đầu của Omni-Channel Marketing là đảm bảo thiết kế, thông điệp, câu chuyện, thương hiệu phải có tính nhất quán trên các kênh từ cửa hàng đến các trang web. Từ đó bạn biết được chân dung khách hàng và quyết định trưng bày mặt hàng tạo hài lòng với khách hàng.

Cần đào tạo đội ngũ nhân viên nói chuyện trực tiếp với khách hàng, thuyết phục sẽ là động lực thúc đẩy tốt cho quá trình mua hàng.

Wifi là tối cần thiết. Thực tế nghiên cứu rằng có hơn 50% khách hàng thực hiện tìm kiếm mua hàng trên các thiết bị di động. Khách hàng có thể tìm mẫu hàng ngay tại cửa hàng hoặc sử dụng với mục đích nghỉ ngơi lựa chọn sản phẩm có lẽ chính là động lực hài lòng cho 80% quyết định mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.

Xem thêm: Storytelling với Quảng cáo 6 giây của YouTube

Translate »
Contact Me on Zalo