Chiến lược xây dựng thương hiệu căn bản

Chiến lược xây dựng thương hiệu căn bản

Người tiêu dùng ngày càng có nhiều nhu cầu và sự lựa chọn khác nhau, do đó họ cũng trở nên khó tính hơn với các sản phẩm mà mình quyết định tiêu dùng hay sử dụng. Và lẽ dĩ nhiên, điều làm nên giá trị sản phẩm không chỉ đơn thuần là chất lượng sản phẩm nữa mà còn nằm ở vị trí của thương hiệu đó trong tâm trí người tiêu dùng. Khi bạn chưa biết bắt đầu với việc xây dựng thương hiệu của mình từ đâu thì đừng bỏ qua những gợi ý sáng giá dưới đây của Greenway về các chiến lược xây dựng thương hiệu căn bản nhé!

Thương hiệu là gì?

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:

“Thương hiệu (Brand) là 1 cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”

Còn chiến lược thương hiệu, theo Interbrand là kế hoạch phát triển có hệ thống của một thương hiệu để đạt được mục tiêu đã đặt ra, bắt nguồn từ tầm nhìn thương hiệu và được thúc đẩy bởi các nguyên tắc khác biệt hóa.

Mỗi công ty sẽ thiết lập những mục đích chiến lược thương hiệu khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến việc doanh nghiệp  không chỉ là tốt nhất mà công ty mình phải có một giá trị, một bản sắc riêng, độc đắc và thực sự khác biệt.

Do đó, việc xây dựng các chiến lược thương hiệu là vô cùng cần thiết. Cụ thể:

  • Chiến lược thương hiệu sẽ xác lập, củng cố vị thế của thương hiệu hiệu trong tâm trí người tiêu dùng trên thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hình thành liên tưởng mạnh mẽ về thương hiệu.
  • Gia tăng sự nhận biết thương hiệu của công chúng
  • Xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Hạn chế rủi ro.

Xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào?

Có nhiều cách để thương hiệu của bạn, về cơ bản, chiến lược thương hiệu căn bản sẽ bao gồm: Định vị thương hiệu, Lựa chọn thương hiệu, Tài trợ thương hiệu và Phát triển thương hiệu.

  • Định vị thương hiệu: Chuyên gia tiếp thị cần định vị thương hiệu thật rõ ràng trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Họ có thể định vị thương hiệu ở 3 cấp độ, ở mức thấp nhất là định vị thương hiệu dựa trên thuộc tính sản phẩm.

Ví dụ: 

P&G tạo ra danh mục sản phẩm tã dùng một lần Pampers, ban đầu việc tiếp thị cho Pampers tập trung vào các thuộc tính như thấm hút chất lỏng, phù hợp cho da nhạy cảm và dùng một lần.

Tuy nhiên, thuộc tính là mức độ ít được mong muốn nhất cho định vị thương hiệu. Đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng sao chép được các thuộc tính và quan trọng hơn là khách hàng không quan tâm tới các thuộc tính mà họ quan tâm đến những gì thuộc tính đó mang lại cho họ. Một thương hiệu sẽ định vị tốt hơn bằng cách kết hợp tên của nó với một lợi ích được mong muốn.

 

Pampers đã tiến xa hơn mức thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm và nói về khả năng thấm hút của nó cùng lợi ích vượt trội là sự khô ráo đem lại cho da.

Những thương hiệu mạnh tiến xa hơn việc định vị dựa trên thuộc tính hay lợi ích. Chúng được định vị dựa trên niềm tin và giá trị mạnh mẽ. Những thương hiệu thành công gợi được mức độ cảm xúc, sâu sắc nơi khách hàng.

  • Lựa chọn tên thương hiệu: Một cái tên tốt có thể là điểm cộng lớn cho thành công của sản phẩm. Đặt tên cho thương hiệu là sự kết hợp một phần khoa học, một phần nghệ thuật và một phần trực giác. 

Một vài lưu ý dành cho doanh nghiệp khi lựa chọn tên thương hiệu bao gồm:

  1. Gợi đến lợi ích và chất lượng sản phẩm
  2. Dễ phát âm, dễ nhận diện, dễ nhớ
  3. Tên thương hiệu phải đặc biệt
  4. Có khả năng mở rộng
  5. Dễ dịch sang các ngôn ngữ khác
  6. Có khả năng đăng ký và bảo hộ về mặt pháp luật

 

  • Tài trợ thương hiệu:

 

Nhà sản xuất có nhiều tùy chọn tài trợ: Thương hiệu của nhà sản xuất, thương hiệu tư nhân, tự tạo thương hiệu riêng cho mình – tiếp thị nhãn hiệu đã đăng ký hoặc hai công ty có thể cộng tác và hợp tác để tạo thành thương hiệu cho 1 sản phẩm. 

Thương hiệu của nhà sản xuất (hay thương hiệu quốc gia): là sản phẩm có thể được tung ra hoàn chỉnh với chính tên thương hiệu của mình

Thương hiệu tư nhân (thương hiệu cửa hàng): là thương hiệu được tạo ra và sở hữu bởi một đại lý bán lại sản phẩm/ dịch vụ.

Hợp tác thương hiệu: là việc 2 doanh nghiệp khác nhau sử dụng chung tên thương hiệu đã được thiết lập cho cùng một sản phẩm. Hình thức này cũng đem lại được nhiều lợi ích và giá trị thương hiệu nhờ việc khai thác tối đa điểm mạnh của các bên, đem lại sức hấp dẫn cho người tiêu dùng.

  • Phát triển thương hiệu: Có 4 lựa chọn để phát triển thương hiệu: mở rộng dòng sản phẩm, mở rộng thương hiệu, đa thương hiệu hoặc thương hiệu mới.

Như vậy, chiến lược thương hiệu cần một kế hoạch dài hơi và người đảm nhiệm phải thực sự hiểu biết sâu về thị trường, sản phẩm, đối thủ cũng như các góc nhìn phân tích, đánh giá đa chiều.

Bạn có thể sử dụng các bên thứ 3 để có được những định hướng đúng đắn và kế hoạch xây dựng thương hiệu hiệu quả. 

Translate »