Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng phim doanh nghiệp đều nhàm chán. Nhưng điều đó không có nghĩa là phim của bạn cũng sẽ như vậy. Hãy xem ngay 12 ý tưởng độc đáo mà Greenway đề cập dưới đây để cùng nhau sáng tạo ra một bộ phim doanh nghiệp đáng xem nhé.
Cụm từ “phim doanh nghiệp” tự bản thân nó đã ít mang lại cảm giác thú vị. Khi bạn quảng bá bộ phim doanh nghiệp của mình, người xem có thể sẽ suy nghĩ “Tôi có cần phải xem nó không?”. Bởi những bộ phim này tràn ngập những thông tin “khô cứng” mà bộ phận marketing của công ty hiếm khi nghĩ rằng họ có lựa chọn khác. Hãy thử khai thác một vài khía cạnh dưới đây nhé!
Phim văn hóa doanh nghiệp/tuyển dụng
“Câu chuyện doanh nghiệp vui nhộn”
Trải nghiệm của mỗi cá nhân là không giống nhau. Chọn một số nhân viên, hỏi cùng một câu hỏi “Chuyện gì vui nhất đã từng xảy ra ở văn phòng này?”, các câu trả lời khác biệt của họ sẽ mang đến sự thú vị và đa dạng. Có thể đặt thêm câu hỏi “Bạn nghĩ anh A/chị B sẽ nói gì về sự kiện đó?” để liên kết các nhân viên và các câu chuyện của họ.
“Tại sao chúng tôi yêu công việc này”
Thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân với các nhân viên về lý do họ yêu thích công việc đang làm. Gợi ý họ nói về những chi tiết cụ thể trong công việc của mình, tránh các câu trả lời chung chung. Ta cũng có thể hỏi thêm lý do khiến họ có thể tự hào nói với mọi người rằng họ đang làm việc này, ở doanh nghiệp này.
“Một ngày bình thường”
Hãy chọn ra một nhân viên không-ngại-máy-quay để quay một ngày làm việc của anh ấy. Đi theo anh ấy đến mọi nơi và để anh ấy tự tường thuật về những việc mình đang làm: công việc cụ thể là gì, có khó khăn gì hay không. Nên bắt đầu từ khi anh ấy ra khỏi nhà và kết thúc lúc anh ấy quay trở về. Nếu video này chỉ khiến bạn cảm thấy không khí chung chung như “dù công việc có khó khăn tôi vẫn nỗ lực hết mình”, “văn phòng cũng thân thuộc như ở nhà” v…v.. thì chúng ta có thể xem xét các ý tưởng khác dưới đây.
“Hãy kể cho tôi về công việc của bạn”
Khi một nhân sự đã làm việc trong vòng ít nhất 6 tháng, hãy phỏng vấn người ấy và yêu cầu họ mô tả tất cả những chi tiết trong công việc. Video này cần sự chân thành cũng như thẳng thắn, bởi vì chắc chắn là công việc nào cũng có những mặt tốt và cả những mặt chưa tốt. Video dạng này dễ quay và dựng hơn là video “Một ngày bình thường” bên trên, nhưng không kém phần hiệu quả vì ta có thể tận dụng nó cho công tác tuyển dụng: khi tuyển dụng ngoài bản Mô tả công việc thông thường, video này có thể được chèn vào để tăng tính chân thực.
“Ngày mai bạn sẽ làm gì”
Mục đích của mọi cuộc họp đều là định hướng công việc và truyền cảm hứng hành động. Tất cả chúng ta đều được truyền cảm hứng theo nhiều cách khác nhau. Vậy nên khi một cuộc họp kết thúc, hãy hỏi người ra khỏi đó rằng “Sau cuộc họp này, bạn sẽ làm gì?”. Gợi ý họ nói về những điều học được trong cuộc họp cũng như khả năng người đó sẽ truyền lại cảm hứng cho những nhân viên khác.
Khi có một video tổng hợp các câu trả lời của các nhân viên cho tình huống này, chúng ta đã lan truyền được một thông điệp về sự hiệu quả của các buổi họp tại doanh nghiệp của mình.
Phim doanh nghiệp – giá trị doanh nghiệp
“Câu chuyện doanh nghiệp”
Yêu cầu các nhân viên kể lại câu chuyện doanh nghiệp theo cách riêng của họ. Đây sẽ là một phim doanh nghiệp thú vị – bạn sẽ thấy mọi người hiểu về doanh nghiệp đến mức độ nào, hoặc bạn sẽ phát hiện ra những câu chuyện doanh nghiệp mà bạn chưa từng biết.
Video dự án
“Trước và Sau dự án”
Khi bắt đầu một dự án cụ thể, hãy quay một video nói về hy vọng cũng như thách thức của các nhân sự trước dự án này. Khi kết thúc dự án, cũng quay một video với câu hỏi tương tự. Dự án có kết thúc như những gì họ mong muốn không? Những bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án là gì?
Phim doanh nghiệp – Video sản phẩm/marketing
“Quy trình sản xuất sản phẩm” trong phim doanh nghiệp
Tạo một video chỉ ra từng bước trong quy trình sản xuất sản phẩm của bạn. Để tránh trường hợp đối thủ của bạn biết về các công thức và bí mật kinh doanh, hãy khéo léo bỏ qua bước đó.
“Bạn sẽ giải quyết vấn đề này thế nào”
Sản phẩm của bạn giải quyết được một vấn đề, nhưng có thể vẫn chưa có nhiều người biết đến nó. Hỏi người qua đường trên phố hay các khách tham dự sự kiện – những người chưa biết đến sản phẩm của bạn về cách mà họ giải quyết vấn đề đó. Đưa sản phẩm của bạn ra như một giải pháp cho câu hỏi của những người được phỏng vấn.
“Demo khách hàng”
Với video dạng này, ta có thể mời khách hàng quay demo họ trực tiếp trải nghiệm và sử dụng sản phẩm.
“Những cách sử dụng sai sản phẩm”
Sử dụng sai sản phẩm là như thế nào?
Một ví dụ nổi tiếng là Blendtec – nhãn hàng chuyên sản xuất máy xay – đã tạo một chuỗi video có tên gọi “Sẽ xay được chứ?” và nhà sáng lập nhãn hàng này đã xay thử những thứ vốn không sinh ra để được say, như iPhone chẳng hạn.
Phim doanh nghiệp – Video quản trị
“Thăng và Trầm”
Phỏng vấn ban quản trị doanh nghiệp về những thành công cũng như những thất bại đắng cay nhất trong sự nghiệp quản trị của họ. Gợi ý thêm những câu hỏi như Anh/Chị đã rút ra được gì từ những bài học ấy?
Dạng video nào phù hợp với phim doanh nghiệp của bạn nhất?
Phim doanh nghiệp phải kể được một câu chuyện và/hoặc lấy được phản ứng chân thành nhất của người xem, nếu không thì chúng sẽ trở nên vô nghĩa.
Vì vậy, nếu bạn dự định kể một câu chuyện, hãy kể câu chuyện gốc truyền cảm hứng. Đã có quá nhiều những bộ phim phù phiếm với ngôn ngữ sáo rỗng mà khán giả chẳng buồn để ý đến. Đồ họa cũng là một yếu tố tốt nhưng không phải là tất cả, một bộ phim doanh nghiệp thành công là bộ phim làm chủ được yếu tố con người và câu chuyện xuất hiện trong đó.
Greenway tin rằng với kinh nghiệm phong phú của mình trong lĩnh vực sản xuất phim doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cùng các bạn tạo ra những bộ phim chất lượng và đặc sắc nhất.
Xem các phim doanh nghiệp đã thực hiện của Greenway tại đây.